Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp bị đình chỉ tạm thời hiệu lực tối đa trong thời hạn bao lâu?
- Doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất để kinh doanh thực phẩm đông lạnh khi đáp ứng điều kiện nào?
- Doanh nghiệp có thể dùng mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với thực phẩm đông lạnh để kinh doanh hàng hóa thuộc nhóm khác không?
- Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp bị đình chỉ tạm thời hiệu lực tối đa trong thời hạn bao lâu?
Doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất để kinh doanh thực phẩm đông lạnh khi đáp ứng điều kiện nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh để được cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất cụ thể như sau:
Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục VII Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp bị đình chỉ tạm thời hiệu lực tối đa trong thời hạn bao lâu?
Doanh nghiệp có thể dùng mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với thực phẩm đông lạnh để kinh doanh hàng hóa thuộc nhóm khác không?
Tại Điều 26 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
2. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều này là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.
3. Đối với kho, bãi đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh và để được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp không được cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì chỉ doanh nghiệp có Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai nhập kho ngoại quan và tờ khai xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định này, trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện và không phải có Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Trong trường hợp cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng quy định về cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các cửa khẩu biên giới không thuộc phía Bắc.
Theo đó, mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa.
Do đó, doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất nhóm hàng hóa nào thì chỉ được kinh doanh tạm nhập tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó, không thể dùng mã số đối với nhóm hàng hóa thực phẩm đông lạnh để kinh doanh hàng hóa thuộc nhóm khác.
Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp bị đình chỉ tạm thời hiệu lực tối đa trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định liên quan đến vấn đề đình chỉ tạm thời hiệu lực mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất cụ thể như sau:
Đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Bộ Công Thương xem xét đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan chức năng điều tra các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
2. Thời gian tạm thời đình chỉ hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm tùy trường hợp cụ thể hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
Như vậy, thời gian đình chỉ tạm thời hiệu lực mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp được quy định tùy từng trường hợp cụ thể hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng, có thể là 3 tháng, 6 tháng hoặc tối đa là 1 năm.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm nhập tái xuất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?