Mẫu 17C KNĐ Công văn giới thiệu người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp Đảng mới nhất?
Mẫu 17C KNĐ Công văn giới thiệu người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp Đảng mới nhất?
Mẫu Công văn giới thiệu người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp Đảng mới nhất hiện nay là Mẫu 17C - KNĐ quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 như sau:
Tải về Mẫu 17C KNĐ Công văn giới thiệu người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp Đảng mới nhất
Lưu ý: Mẫu Công văn giới thiệu người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp Đảng Mẫu 17C KNĐ nêu trên dùng để giới thiệu người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp nhưng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền (trong một đảng bộ huyện và tương đương).
Người giới thiệu người vào Đảng phải cùng công tác với người vào Đảng tối thiểu bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):
1. Người vào Đảng phải:
- Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
- Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
- Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
2. Người giới thiệu phải:
- Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
- Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
...
Đồng thời, theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 như sau:
Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng
3.1. (Khoản 1): Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.
3.2. (Khoản 2): Đảng viên giới thiệu người vào Đảng.
3.2.1. Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
3.2.2. Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người giới thiệu người vào Đảng phải cùng công tác, lao động, học tập hoặc cùng sinh hoạt nơi cư trú với người vào Đảng tối thiểu 01 năm (12 tháng) trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Mẫu 17C KNĐ Công văn giới thiệu người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định kết nạp Đảng mới nhất? (Hình từ Internet)
Đảng viên có nhiệm vụ như thế nào theo quy định?
Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
(1) Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
(2) Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
(3) Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(4) Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người vào Đảng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?