Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng năm học mới dành cho học sinh các cấp? Đồng phục dự lễ khai giảng được quy định ra sao?
Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng năm học mới dành cho học sinh? Đồng phục dự lễ khai giảng được quy định ra sao?
>>> Xem thêm: Tại sao ngày 5 tháng 9 là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường?
>>> Mẫu bài phát biểu khai giảng năm học mới của lãnh đạo xã?
>>> Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng năm học mới dành cho Hiệu trưởng?
Việc học sinh phát biểu tại lễ khai giảng là hoạt động không thể thiếu trong ngày khai giảng để chào mừng một năm học mới.
Sau đây là một số mẫu bài phát biểu dành cho học sinh các cấp tham khảo:
- Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng dành cho học sinh Tiểu học: TẢI VỀ
- Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng dành cho học sinh THCS: TẢI VỀ
- Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng dành cho học sinh THPT: TẢI VỀ
Hiện tại, không có quy định riêng về mẫu đồng phục dự lễ khai giảng. Do đó, học sinh chỉ cần đảm bảo đồng phục mình mặc đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT như sau:
* Đối với đồng phục mùa hè:
(1) Áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.
(2) Giày hoặc dép có quai hậu.
(3) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học.
* Đối với đồng phục mùa đông
(1) Áo khoác.
(2) Quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè (đối với nữ).
(3) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cơ sở giáo dục đại học).
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT thì đồng phục sẽ bao gồm quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.
Mẫu bài phát biểu lễ khai giảng năm học mới dành cho học sinh các cấp? (Hình từ Internet)
Học sinh cần mặc đồng phục như thế nào để đảm bảo tác phong khi tham dự lễ khai giảng?
Tại Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT có quy định về nguyên tắc mặc đồng phục như sau:
Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục
1. Nguyên tắc mặc đồng phục
a) Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
b) Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
c) Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
2. Nguyên tắc mặc lễ phục
a) Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.
b) Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.
c) Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.
d) Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
3. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
4. Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.
Như vậy, học sinh cần đảm bảo các nguyên tắc mặc đồng phục sau để đảm bảo tác phong khi dự lễ khai giảng:
(1) Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
(2) Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
(3) Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
Lưu ý: Không chỉ ở mỗi lễ khai giảng mà trong suốt quá trình học, học sinh cũng cần đảm bảo các nguyên tắc mặc đồng phục trên.
Nhà trường có được quyền đổi mẫu đồng phục khi bắt đầu năm học mới không?
Tại Điều 7 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông
1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
2. Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
3. Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.
Theo quy định, ttrường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Như vậy, có thể hiểu phía nhà trường có quyền đổi mẫu đồng phục ở bất cứ thời điểm bào.
Tuy nhiên việc thay đổi mẫu đồng phục cần có đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ khai giảng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?