Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non mới nhất? Tính theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non thế nào?
Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non mới nhất?
Để tham gia hội thi giáo viên giỏi mầm non, một bài thuyết trình ấn tượng không chỉ giúp giáo viên thể hiện năng lực mà còn truyền tải được tình yêu nghề và khả năng sáng tạo trong giảng dạy.
Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non là tài liệu quan trọng giúp giáo viên chuẩn bị cho phần thi thuyết trình một cách hiệu quả. Để hoàn thiện mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non, giáo viên cần trình bày phương pháp giảng dạy sáng tạo và cách thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động học tập. Một mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non ấn tượng không chỉ thể hiện sự tận tâm mà còn cho thấy năng lực truyền cảm hứng của giáo viên đối với trẻ. Vì vậy, việc xây dựng mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non đầy đủ và sáng tạo sẽ giúp giáo viên nổi bật trong hội thi.
Dưới đây là mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non:
Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non MẪU 01 Năm học........... Đề tài: Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi Kính thưa ban giám khảo, kính thưa các đồng chí lời đầu tiên tôi xin kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt, chúc hội thi thành công tôt đẹp. Tôi xin phép được thể hiện phần thi thuyết trình với đề tài “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi” Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non là một bộ phận quan trọng trong giáo dục quốc dân có nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo độ tuổi nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về đức, trí, thể, mỹ, là nền tảng cho việc phát triển nhân cách con người. Do vậy giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất quan trọng bởi giáo dục lễ một nét đẹp văn hóa được đặt hàng đầu khi nhìn nhận đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là một thời kỳ quan trọng nhất để giáo dục lễ giáo vì nề nếp thói quen lễ giáo giúp cho trẻ hình thành nhân cách con người nhận thức được tầm quan trọng về lễ giáo tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi”. Đứng trước thực trạng lớp tôi đang phụ trách đã có những thuận lợị và khó khăn như sau: + Về thuận lợi Bản thân nhiệt huyết yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ . Phòng học rộng rãi thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông + Bên cạnh những thuận lợi còn gặp rất nhiều khó khăn Trẻ chưa mạnh dạn, chưa nhanh nhẹn còn nhút nhát, chưa thụ động chưa có hành vi lễ giáo đúng. Trẻ ở nhà xem phim ảnh và một số trò chơi không phù hợp với độ tuổi củatrẻ đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển nhân cách của trẻ. - Một số gia đình phụ huynh chưa chú trọng quan tâm, giáo dục lễ giáo cho các con ,dẫn đến kỹ năng thực hiện lễ giáo của trẻ còn hạn chế. Trước những khó khăn như vậy tôi đã mạnh dạn đưa ramột số giải pháp cho lớp mình như sau: Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo. Khi thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ thì tôi chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục lễ giáo cho lớp mình bởi đó là việc làm đầu tiên và không thể thiếu trong công tác giáo dục giúp cho giáo viên thực hiện tốt mục tiêu của kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó giáo viên phải xác định mục tiêu để xây dựng kế hoạch cho phù hợp, bản thân phải nắm vững chuyên môn, không ngừng học hỏi, tìm tòi để trau dồi kiến thức, phải năng động sáng tạo trong quá trình xây dựng kế hoạch cho lớp mình. Trong khi thực hiện tôi có thể điều chỉnh bổ sung kế hoạch cho hoàn chỉnh những nội dung cho phù hợp với lớp, điều kiện thực tế địa phương và luôn chủ động trong việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động hàng ngày mang lại kết quả cao trong việc thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo: Xây dựng môi trường giáo dục vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Hỗ trợ tích cực cho việc tổ chức các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, thông qua đó nhân cách trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Thiết kế môi trường giáo dục lễ giáo tôi hướng vào các nội dung giáo dục của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục lễ giáo và mục tiêu cuối độ tuổi, đồng thời phù hợp với khả năng nhận thức trẻ, đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu hứng thú của trẻ. * Tôi xây dựng góc tuyên truyền cho lớp: Góc tuyên truyền của lớp không thể thiếu nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ, đây là giải pháp rất hữu hiệu, bởi lẽ trẻ lứa tuổi này tư duy trực quan hình ảnh là chủ yếu. Chính vì thế, mà góc tuyên truyền cần phải sinh động và phong phú với những hình ảnh đẹp, hấp dẫn trẻ. Qua đó trẻ được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt, việc làm tốt thì trẻ ghi nhớ và dễ tiếp thu. Bên cạnh đó thông qua góc tuyên truyền phụ huynh biết được nội dung giáo dục của lớp để có hướng nhắc nhở và rèn thêm cho trẻ để giúp trẻ nhớ lâu hơn. Giải pháp 3: ứng xử có văn hóa để làm gương cho trẻ. - Trong quá trình giảng dạy và giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi luôn ứng xử thân thiện, hòa nhã, không phân biệt đối xử, tôn trọng ý kiến cá nhân, đối xử công bằng. Tùy vào từng đối tượng trẻ cụ thể mà có cách ứng xử riêng cho phù hợp. Có tinh thần trách nhiệm cao trong cách cư xử đối với trẻ. - Tôi luôn là tấm gương sáng mẫu mực cho trẻ noi theo, luôn đặt tình thương và trách nhiệm lên đầu. Lắng nghe và cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ quan tâm đến trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Xem thêm... |
>> Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non (Mẫu 01): Tải về
>> Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non (Mẫu 02): Tải về
>> Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non (Mẫu 03): Tải về
>> Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non (Mẫu 04): Tải về
Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non mới nhất? Tính theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non thế nào? (Hình ảnh Internet)
Tính theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non thế nào?
Công thức tính mức lương theo mức lương cơ sở mới đối giáo viên mầm non kể từ ngày 01/7/2024 theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV được xác định như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng |
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên mần non hiện nay được quy định cụ thể như sau:
- Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
- Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.
Quy định nhiệm vụ của Giáo viên mầm non như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT có điểm bị bãi bỏ bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT; khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT; khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của Giáo viên mầm non như sau:
* Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26
+ Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp được phân công phụ trách theo Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập và quyền trẻ em;
+ Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các khóa học, các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;
+ Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật, ngành Giáo dục, nhà trường và địa phương;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
* Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT có nêu rõ nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II như sau:
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
+ Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;
+ Tham gia ban giám khảo các hội thi cấp học mầm non từ cấp trường trở lên;
+ Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
* Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT có nêu rõ nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng I như sau:
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên;
+ Tham gia bồi dưỡng hoặc tham mưu, đề xuất hoặc tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non từ cấp trường trở lên;
+ Tham gia ban giám khảo các hội thi của cấp học mầm non từ cấp huyện trở lên;
+ Tham gia hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài hoặc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp huyện trở lên.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội thi giáo viên dạy giỏi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?