Mẫu bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
- Đối tượng nào có trách nhiệm viết lời nhận xét trong bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước?
- Mẫu bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
- Kiểu đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo là những kiểu đất ngập nước nào?
Đối tượng nào có trách nhiệm viết lời nhận xét trong bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2020/TT-BTNMT về trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước:
Theo đó, thành viên hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước phải có trách nhiệm trong việc viết lời nhận xét trong bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
Lưu ý: các thành viên hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước phải trình bày bản nhận xét tại cuộc họp hội đồng thẩm định.
Ngoài trách nhiệm nói trên thành viên hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước còn phải có trách nhiệm trong việc:
- Xem xét nghiên cứu, đánh giá, góp ý hoàn thiện nội dung hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước;
- Tham gia cuộc họp hội đồng thẩm định, trường hợp không tham dự cuộc họp hội đồng, có trách nhiệm gửi bản nhận xét đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cho cơ quan tổ chức thẩm định trước khi cuộc họp hội đồng thẩm định được tiến hành ít nhất 01 ngày làm việc;
- Điền phiếu thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.2 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT;
- Có ý kiến tại cuộc họp hội đồng thẩm định; bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của hội đồng thẩm định;
- Viết nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước đã được chỉnh sửa, bổ sung sau cuộc họp hội đồng thẩm định khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan tổ chức thẩm định;
- Tham gia các hoạt động có liên quan đến thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước khi Chủ tịch hội đồng hoặc cơ quan tổ chức thẩm định yêu cầu;
- Có trách nhiệm trước cơ quan tổ chức thẩm định về các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định;
+ Đảm bảo các quy định về bảo mật thông tin có trong hồ sơ, quá trình thẩm định theo quy định của pháp luật và nộp lại các tài liệu này khi có yêu cầu của cơ quan tổ chức thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Đối tượng nào có trách nhiệm viết lời nhận xét trong bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước? (Hình từ Internet)
Mẫu bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Mẫu bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước theo Mẫu số 3.1 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT.
Tải về Mẫu bản nhận xét về hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
Kiểu đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo là những kiểu đất ngập nước nào?
Căn cứ tại Phụ lục I quy định về phân loại đất ngập nước được ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTNMT:
Theo đó, các kiểu đất ngập nước thuộc nhóm 3 vùng đất ngập nhân tạo là những kiểu đất ngập nước sau (gồm có 9 kiểu):
- Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ (Anm) là vùng trũng chứa nước mặn, lợ do con người tạo nên ở vùng triều ven bờ, cửa sông và trên bãi cát ven biển để nuôi trồng các loài thủy sản sống trong nước mặn, lợ;
- Đồng cói (Dc) là vùng đất ngập nước ven biển được sử dụng để trồng cói;
- Đồng muối (Dm) là vùng đất ven biển được con người cải tạo sử dụng để làm muối;
- Ao, hồ, đầm nuôi trồng thủy sản nước ngọt (Ann) là vùng trũng chứa nước ngọt được con người đào để nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt;
- Đất canh tác nông nghiệp (Dnn) là các vùng đất được sử dụng để trồng lúa nước và các loại cây trồng sống trong điều kiện ngập nước hoặc bán ngập nước;
- Hồ chứa nước nhân tạo (Hnt) do con người tạo ra từ xây đập ngăn dòng sông, suối để chứa nước, điều tiết dòng chảy phục vụ nhu cầu thủy điện, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, cải thiện môi trường, du lịch;
- Moong khai thác khoáng sản (Mks) gồm các vùng trũng, hố đào và vũng nước rửa được hình thành do quá trình khai thác khoáng sản lộ thiên;
- Ao, hồ chứa và xử lý nước thải (Vxl) là các vùng trũng do con người tạo ra dùng để thu gom, chứa và xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường xung quanh;
- Sông đào, kênh, mương, rạch (Sd) là hệ thống dẫn nước do con người tạo ra nhằm phục vụ cho các hoạt động giao thông thủy, tưới, tiêu hoặc điều tiết nước phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và thoát nước thải sinh hoạt.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vùng đất ngập nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?