Mẫu bảng đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu qua mạng trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
Mẫu bảng đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu qua mạng trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Mẫu bảng đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu qua mạng trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu số 01 kèm theo Mẫu số 7A ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Tải Mẫu bảng đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu qua mạng trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
Lưu ý: Mẫu trên áp dụng đối với hồ sơ dự thầu qua mạng cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp.
Mẫu bảng đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu qua mạng trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu cụ thể như sau:
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, gồm:
- Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
- Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm:
+ Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có);
+ Bảo đảm dự thầu;
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu (nếu có);
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
+ Nội dung đề xuất về phương án đầu tư kinh doanh;
+ Nội dung đề xuất về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
+ Các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
- Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:
Hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Có đơn dự thầu hợp lệ, được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
- Giá trị ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ; không đề xuất giá trị khác nhau về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Có bảo đảm dự thầu hợp lệ;
- Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
- Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
- Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu 2023.
Đánh giá hồ sơ dự thầu:
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư, đánh giá phương án đầu tư kinh doanh và đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định tại hồ sơ mời thầu.
Lưu ý: Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
- Danh sách xếp hạng nhà đầu tư;
- Danh sách nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà đầu tư;
- Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp hay bản gốc?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu như sau:
Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
...
2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp, nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà đầu tư thì hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đó bị loại.
...
Như vậy, việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp và nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ dự thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?