Mẫu báo cáo cung cấp thông tin về người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm trong cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là mẫu nào?
- Mẫu báo cáo cung cấp thông tin về người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm trong cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là mẫu nào?
- Kế toán trưởng có phải là người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm hay không?
- Công chức thì có được trở thành người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm hay không?
Mẫu báo cáo cung cấp thông tin về người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm trong cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là mẫu nào?
Mẫu báo cáo cung cấp thông tin về người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm trong cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được sử dụng theo mẫu số 1-CSDL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 67/2023/TT-BTC như sau:
Tải về Mẫu báo cáo cung cấp thông tin về người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm trong cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Lưu ý:
- Cung cấp thông tin cho từ 02 người trở lên: từ số thứ tự 2, 3 ...: Nội dung thông tin cần cung cấp tương tự Số thứ tự 1 và chi tiết theo từng chức danh quy định tại Điều 80, khoản 1 Điều 138 và khoản 3 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
- Riêng đối với các chức danh đã được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi: Doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ cần cung cấp thông tin về:
+ Họ và tên;
+ Chức danh được bổ nhiệm/miễn nhiệm (hoặc không còn giữ chức vụ);
+ Ngày bổ nhiệm;
+ Ngày miễn nhiệm (hoặc không còn giữ chức vụ).
Mẫu báo cáo cung cấp thông tin về người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm trong cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Kế toán trưởng có phải là người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Người quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm các chức danh sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
b) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật;
c) Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện, các trưởng bộ phận nghiệp vụ và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ công ty.
2. Người quản lý của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các chức danh sau đây:
a) Giám đốc, Phó giám đốc;
b) Kế toán trưởng, các trưởng bộ phận nghiệp vụ và các chức danh tương đương theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
...
Và theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Thu thập thông tin trong Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin:
a) Thông tin quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cung cấp;
...
Theo đó, chức danh kế toán trưởng trong doanh nghiệp tái bảo hiểm là người quản lý của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp tái bảo hiểm phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về kế toán trưởng của doanh nghiệp khi bổ nhiệm hoặc có sự thay đổi.
Công chức thì có được trở thành người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
a) Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
...
Và theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
...
Như vậy, theo các quy định trên thì công chức sẽ không được đảm nhiệm các chức vụ là người quản lý của doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp tái bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?