Mẫu báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Mẫu báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Thời hạn nộp báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là khi nào?
- Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không báo cáo hoạt động với Cơ quan cấp Giấy phép thì có bị thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh không?
- Thương nhân nước ngoài phải hoạt động được tối thiểu bao lâu thì mới được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam?
Mẫu báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại khoản 13 Điều 1 Thông tư 11/2016/TT-BCT như sau:
Các mẫu Đơn đề nghị, Giấy phép, Báo cáo, Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; mẫu Báo cáo của Cơ quan cấp Giấy phép
...
11. Mẫu Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo Mẫu TB của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Mẫu Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo Mẫu BC-1 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Mẫu Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo Mẫu BC-2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Mẫu Báo cáo định kỳ hàng năm của Cơ quan cấp Giấy phép theo Mẫu BC-3 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mẫu báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định theo Mẫu BC-2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Mẫu báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là khi nào?
Thời hạn nộp báo cáo hoạt động Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Chế độ báo cáo hoạt động
1. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.
2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định, trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm gửi báo cáo hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không báo cáo hoạt động với Cơ quan cấp Giấy phép thì có bị thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh không?
Các trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
1. Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.
2. Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp.
3. Không gửi báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
4. Trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Như vậy, theo quy định, nếu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không báo cáo hoạt động với Cơ quan cấp Giấy phép trong 02 năm liên tiếp thì có thể bị thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh.
Thương nhân nước ngoài phải hoạt động được tối thiểu bao lâu thì mới được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam?
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
5. Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân nước ngoài phải hoạt động được ít nhất là 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký thì mới có thể xin cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thương nhân nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?