Mẫu Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là mẫu nào?
- Mẫu Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là mẫu nào?
- Tần suất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi là bao nhiêu?
- Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chỉ được mua bán, nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi nào?
Mẫu Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là mẫu nào?
Mẫu Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Phụ lục IVa ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT.
Tải về Mẫu Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tần suất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT về báo cáo tình hình sản xuất và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi:
Báo cáo tình hình sản xuất và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi
1. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng báo cáo tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn qua Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc dịch vụ bưu chính hoặc fax hoặc thư điện tử hoặc gửi trực tiếp định kỳ hằng tháng trước ngày 07 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Cục Chăn nuôi, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc trục liên thông văn bản quốc gia hoặc dịch vụ bưu chính hoặc fax hoặc thư điện tử hoặc gửi trực tiếp định kỳ hằng quý trước ngày 07 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi trên phạm vi cả nước.
Như vậy, tần suất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi về Cục Chăn nuôi, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là định kỳ hằng quý trước ngày 07 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo.
Hình thức gửi báo cáo:
- Qua Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc
- Trục liên thông văn bản quốc gia hoặc
- Dịch vụ bưu chính hoặc
- Fax hoặc thư điện tử hoặc
- Gửi trực tiếp
Tần suất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chỉ được mua bán, nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 49 Luật Chăn nuôi 2018 về quyền và nghĩa vụ của cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
...
2. Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo đảm chất lượng, thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi;
c) Áp dụng các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân sản xuất nhằm duy trì chất lượng thức ăn chăn nuôi;
d) Niêm yết giá và chấp hành việc kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Không mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm có chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi;
g) Chỉ được mua bán, nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Ghi và lưu các thông tin của thức ăn chăn nuôi trong quá trình mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;
i) Xây dựng quy trình đánh giá và lựa chọn tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi nhập khẩu; xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu để bảo đảm phù hợp với hợp đồng mua bán, tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật.
Như vậy, cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chỉ được mua bán, nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thức ăn chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?