Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư mới nhất 2024 theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT?
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư mới nhất 2024 theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT ngày 31/12/2023 sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
Theo đó, mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư mới nhất thực hiện theo mẫu C.IV.2 tại Phụ lục C Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT.
Lưu ý: Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư là mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư của Bộ/ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tải về Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư mới nhất 2024 theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT? (Hình từ Internet)
Cơ quan xúc tiến đầu tư hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn về cơ quan xúc tiến đầu tư như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư trong phạm vi cả nước.
- Các bộ, ngành phân công đầu mối thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư theo ngành, lĩnh vực thuộc chức năng và thẩm quyền.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư.
- Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập cơ quan hoặc bộ phận xúc tiến đầu tư trong cơ cấu tổ chức của mình và có trách nhiệm bố trí cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, biên chế và kinh phí hoạt động. Trường hợp thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được sự thống nhất của Bộ Nội vụ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
- Đầu mối xúc tiến đầu tư tại nước ngoài:
+ Đầu mối xúc tiến đầu tư tại nước ngoài trực thuộc và chịu sự quản lý của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
+ Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng địa bàn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Bộ Ngoại giao về số lượng nhân sự xúc tiến đầu tư được bố trí tại cơ quan đại diện. Trường hợp tại một địa bàn có biên chế từ hai cán bộ xúc tiến đầu tư trở lên thì thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư trực thuộc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
+ Đầu mối xúc tiến đầu tư tại nước ngoài chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sự chỉ đạo toàn diện của cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.
Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư thực hiện ra sao?
Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 83 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và Điều 73 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Chế độ báo cáo của nhà đầu tư được hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
- Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
- Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định trên, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Lưu ý:
Báo cáo trên được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu liên quan đến công tác quản lý nhà nước hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định sẽ bị xử lý như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản nhắc nhở nếu vi phạm lần đầu;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
- Công khai các vi phạm trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xúc tiến đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?