Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu này thế nào?
Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất?
Hiện nay, mẫu báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động được quy định là Mẫu số 10/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động
Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu này thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động?
Kèm theo mẫu báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Mẫu số 10/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hướng dẫn sử dụng mẫu như sau:
(1) Số lượng doanh nghiệp thuê lại lao động của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép.
(2) Số doanh nghiệp có giấy phép đang hoạt động cuối kỳ (mục 6) = số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép đầu kỳ (mục 1) + số doanh nghiệp được cấp giấy phép lần đầu (mục 2) - số doanh nghiệp giảm trong kỳ (mục 5).
(3) Số doanh nghiệp được cấp giấy phép đang thực hiện công việc cho thuê lại lao động tại cột II.
(4) Tiền lương bình quân của người lao động cho thuê lại thực hiện công việc tại cột II.
(5) Thu nhập bình quân của người lao động cho thuê lại thực hiện công việc tại cột II bao gồm tiền lương, tiền thưởng và thu nhập khác.
(6) Tên các loại phúc lợi mà người lao động thuê lại được hưởng, ví dụ: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiền lễ, tết, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ, các loại dịch vụ người lao động thuê lại được hưởng….
(7) Số lao động thuê lại được tham gia bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
(8) Giám đốc: trường hợp cấp phó được giao ký thay thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước Giám đốc, bên dưới ghi Phó Giám đốc.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì? Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định ra sao?
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 56 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ như sau:
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
- Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
- Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
- Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
- Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định ra sao?
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 53 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
- Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
- Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
+ Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
+ Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
+ Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
+ Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
+ Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
+ Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
- Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cho thuê lại lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?