Mẫu báo cáo về tổ chức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào?
- Mẫu báo cáo về tổ chức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào?
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có được thành lập chi nhánh không? Chi nhánh có được cung cấp dịch vụ pháp lý hay không?
- Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam theo hình thức liên doanh dưới dạng loại hình công ty nào?
Mẫu báo cáo về tổ chức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào?
Mẫu báo cáo về tổ chức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sự nước ngoài tại Việt Nam hiên nay đang được sử dụng theo mẫu TP-LS-34 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP như sau:
>>> Xem chi tiết: Mẫu báo cáo về tổ chức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam tại đây Tải về
Mẫu báo cáo về tổ chức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có được thành lập chi nhánh không? Chi nhánh có được cung cấp dịch vụ pháp lý hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật Luật sư 2006 như sau:
Chi nhánh
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
3. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh quản lý, điều hành hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam, đồng thời là người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức luật sư nước ngoài. Trưởng chi nhánh có thể là luật sư Việt Nam.
Và theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 Luật Luật sư 2006 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
1. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ pháp lý về các lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng kýý hoạt động;
b) Nhận thù lao từ khách hàng;
c) Thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, lao động nước ngoài, lao động Việt Nam;
d) Nhận người tập sự hành nghề luật sư Việt Nam vào tập sự hành nghề luật sư;
đ) Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định thì tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có thể lập chi nhánh và chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.
Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có quyền cung cấp các dịch vụ pháp lý về các lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam theo hình thức liên doanh dưới dạng loại hình công ty nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:
Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
1. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);
b) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh, công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam (sau đây gọi chung là công ty luật nước ngoài).
2. Chi nhánh, công ty luật nước ngoài được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chính phủ quy định việc hợp nhất, sáp nhập các công ty luật nước ngoài cùng loại; chuyển đổi chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài; chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam; tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:
Công ty luật nước ngoài
1. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài là tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
2. Giám đốc công ty luật nước ngoài là luật sư nước ngoài hoặc luật sư Việt Nam.
Như vậy, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam theo hình thức liên doanh dưới dạng loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
Và, đây là hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức hành nghề luật sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?