Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam mới nhất?
- Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam mới nhất?
- Hội đồng hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam có bao nhiêu thành viên?
- Việc hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam mới nhất?
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam tại Phụ lục 03 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Tải mẫu biên bản hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam
Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán (Hình từ Internet)
Hội đồng hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam có bao nhiêu thành viên?
Thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 cụ thể:
Thành lập Hội đồng hòa giải
1. Hội đồng hòa giải do Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam quyết định thành lập khi phát sinh vụ việc hòa giải. Hội đồng hòa giải tự động giải thể sau khi chấm dứt hòa giải.
2. Trình tự thành lập Hội đồng hòa giải được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này.
3. Hội đồng hòa giải có tối thiểu 05 thành viên gồm:
- Chủ tịch: Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam;
- Phó Chủ tịch: Trưởng Ban Quản lý thành viên hoặc Trưởng Ban chuyên môn liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có tranh chấp;
- Thành viên: Các cán bộ của các ban có liên quan của Sở GDCK Việt Nam; cán bộ của Sở GDCK TP. HCM, Sở GDCK Hà Nội có liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có tranh chấp;
- Thư ký: Chuyên viên Ban Quản lý thành viên .
Theo đó, Hội đồng hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam có tối thiểu 05 thành viên gồm:
- Chủ tịch: Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam;
- Phó Chủ tịch: Trưởng Ban Quản lý thành viên hoặc Trưởng Ban chuyên môn liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có tranh chấp;
- Thành viên: Các cán bộ của các ban có liên quan của Sở GDCK Việt Nam; cán bộ của Sở GDCK TP. HCM, Sở GDCK Hà Nội có liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán có tranh chấp;
- Thư ký: Chuyên viên Ban Quản lý thành viên.
Việc hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hòa giải được nêu tại Điều 3 Quy định Hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-SGDVN năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc hòa giải
Việc hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc sau:
1. Khách quan, công bằng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, lợi ích chung và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Việc hòa giải là tự nguyện và bất cứ thành viên nào cũng có thể rút khỏi quá trình hòa giải vào bất kỳ thời điểm nào trước khi ký biên bản hòa giải bằng cách thông báo bằng văn bản cho Sở GDCK Việt Nam và các thành viên tham gia hòa giải.
3. Sở GDCK Việt Nam thành lập Hội đồng hòa giải để làm trung gian hòa giải. Hội đồng hòa giải có vai trò trung lập, thúc đẩy quá trình hòa giải và không có thẩm quyền ra quyết định về vấn đề hòa giải.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình thực hiện hòa giải là tiếng Việt, nếu có phát sinh yêu cầu ngôn ngữ khác thì các thành viên tự thu xếp phiên dịch. Ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt hoặc tiếng Việt được chuyển dịch hoặc thông qua phiên dịch chỉ có tính tham khảo, cung cấp thông tin.
Theo đó, việc hòa giải tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở GDCK Việt Nam được tiến hành theo 4 nguyên tắc sau:
- Khách quan, công bằng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, lợi ích chung và tuân thủ quy định của pháp luật.
- Việc hòa giải là tự nguyện và bất cứ thành viên nào cũng có thể rút khỏi quá trình hòa giải vào bất kỳ thời điểm nào trước khi ký biên bản hòa giải bằng cách thông báo bằng văn bản cho Sở GDCK Việt Nam và các thành viên tham gia hòa giải.
- Sở GDCK Việt Nam thành lập Hội đồng hòa giải để làm trung gian hòa giải. Hội đồng hòa giải có vai trò trung lập, thúc đẩy quá trình hòa giải và không có thẩm quyền ra quyết định về vấn đề hòa giải.
- Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình thực hiện hòa giải là tiếng Việt, nếu có phát sinh yêu cầu ngôn ngữ khác thì các thành viên tự thu xếp phiên dịch. Ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt hoặc tiếng Việt được chuyển dịch hoặc thông qua phiên dịch chỉ có tính tham khảo, cung cấp thông tin.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?