Mẫu danh sách các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đề nghị kiểm định là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
Mẫu danh sách các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đề nghị kiểm định là mẫu nào?
Mẫu danh sách các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đề nghị kiểm định là mẫu tại Phụ lục số 02 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BTTTT sau đây:
Tải về Mẫu danh sách các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đề nghị kiểm định.
Mẫu danh sách các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đề nghị kiểm định là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách điền Mẫu danh sách các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đề nghị kiểm định?
Căn cứ theo Thông tư 07/2023/TT-BTTTT có hướng dẫn cách điền Mẫu danh sách các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đề nghị kiểm định tại Phụ lục số 02 như sau:
(1) - Toạ độ: kinh độ, vĩ độ nơi lắp đặt trạm gốc.
(2) - Trường hợp các trạm gốc của các doanh nghiệp khác nhau lắp đặt trên cùng 1 cột ăng ten hoặc tại cùng vị trí thì ghi đầy đủ tên các doanh nghiệp.
(3) - Số lượng trạm gốc lắp đặt trên cùng 1 cột ăng ten hoặc tại cùng vị trí của từng doanh nghiệp.
(4) - Chủng loại thiết bị phát sóng tần số radio của từng trạm gốc. Ví dụ: ALCATEL EVOLIUM A9100.
(5) - Tổng số máy phát tín hiệu đến từng ăng ten hoặc số sóng mang của từng trạm gốc. Trường hợp có nhiều ăng ten hoặc số sóng mang thì số máy phát đến từng ăng ten cách nhau bằng dấu Ví dụ: 2/2/2.
(6) - Tổng công suất phát từng ăng ten (W) của toàn bộ các trạm gốc: tổng công suất cực đại của tất cả các máy phát đến trước feeder/jumper dẫn tín hiệu đến từng ăng ten. Trường hợp có nhiều ăng ten thì ghi công suất phát đến từng ăng ten cách nhau bằng dấu “/”. Ví dụ: 71,49W/71,49W/71,49W.
(7) - Tổng số ăng ten phát sóng của từng trạm gốc. Ví dụ: 3.
(8) - Băng tần hoạt động của từng trạm gốc (MHz). Ví dụ: 900 MHz (2G), 1800 MHz (4G),...
(9) - Độ cao từng ăng ten của tất cả trạm gốc tính từ mặt đất đến mép dưới của mỗi ăng ten.
(10)- Độ cao tính tới nóc, mặt bằng cao nhất của các công trình xây dựng (trong đó có người sinh sống, làm việc) trong khoảng cách 100 m tính từ điểm bất kỳ nào thuộc chân cột ăng ten của trạm gốc đó. Trong hợp không có công trình xây dựng trong đó có người sinh sống, làm việc thì bỏ trống.
(11) - Trường hợp trạm gốc kiểm định lần đầu thì bỏ trống. Trường hợp hợp trạm gốc kiểm định lại, bất thường thì ghi số Giấy chứng nhận kiểm định hiện tại của trạm gốc.
(12) - Ghi tương ứng là 1 - kiểm định lần đầu: 2 - kiểm định lại; 3 - kiểm định bất thường.
Trạm gốc được lắp đặt tại cùng một vị trí thì có được cấp chung Giấy chứng nhận kiểm định không?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BTTTT có quy định như sau:
2. Quy định chung
2.1. Các trạm gốc lắp đặt tại cùng một vị trí có thể được cấp chung hoặc riêng Giấy chứng nhận kiểm định theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp.
2.2. Mẫu danh sách trạm gốc đề nghị kiểm định kèm theo đơn đề nghị kiểm định trạm gốc tại Mẫu 2.1 Phụ lục số 02.
2.3. Mẫu Giấy chứng nhận kiểm định trạm gốc tại Mẫu 2.3 Phụ lục số 02.
2.4. Đối với trạm gốc không thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại khoản 3.3 Phụ lục số 02 Thông tư này đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định, khi có thay đổi duy nhất về thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện lại thủ tục kiểm định hoặc gửi báo cáo bằng văn bản đến tổ chức kiểm định.
Trên cơ sở thông số kỹ thuật của thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện mới, tổ chức kiểm định thực hiện thẩm định lại hồ sơ kiểm định của trạm gốc. Trường hợp kết quả thẩm định lại cho thấy trạm gốc vẫn phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức kiểm định thông báo bằng văn bản đến tổ chức, doanh nghiệp và trạm gốc không phải thực hiện lại thủ tục kiểm định. Trường hợp kết quả thẩm định lại cho thấy trạm gốc không còn phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức kiểm định có thông báo đến tổ chức, doanh nghiệp để tổ chức, doanh nghiệp khắc phục và thực hiện lại thủ tục kiểm định.
2.5. Đối với trạm gốc không thuộc “Danh mục thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định”: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày trạm gốc được đưa vào sử dụng, doanh nghiệp phải tiến hành niêm yết tại vị trí dễ nhìn, bên ngoài nhà trạm lắp đặt trạm gốc Bản công bố trạm gốc phù hợp quy chuẩn (theo Mẫu 2.4 Phụ lục số 02) hoặc thông báo trạm gốc phù hợp quy chuẩn kèm đường dẫn tới nơi đăng tải Bản công bố này (đường link, mã QR ...).
...
Như vậy, đối với các trạm gốc được lắp đặt tại cùng một vị trí thì có thể được cấp chung hoặc riêng Giấy chứng nhận kiểm định theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết bị viễn thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?