Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là mẫu nào?
- Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được cấp lại trong trường hợp nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là mẫu nào?
- Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được cấp lại trong trường hợp nào?
Trường hợp cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện được quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp nước ngoài làm thủ tục cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Doanh nghiệp nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện) 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tài chính.
4. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét cấp bản sao giấy phép từ sổ gốc theo quy định của pháp luật. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Như vậy, theo quy định, giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được cấp lại trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.
Giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được cấp lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện được quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp nước ngoài làm thủ tục cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Doanh nghiệp nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện) 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tài chính.
4. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét cấp bản sao giấy phép từ sổ gốc theo quy định của pháp luật. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Như vậy, đơn đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được quy định theo mẫu tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại đây.
Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 76 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và không được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Làm chức năng văn phòng liên lạc;
b) Nghiên cứu thị trường;
c) Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
d) Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
đ) Hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
3. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam không quá 05 năm và có thể được gia hạn.
4. Báo cáo hoạt động, thông báo thay đổi và công bố thông tin của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định, thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam là không quá 05 năm và có thể được gia hạn.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp tái bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?