Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào? Công ty có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại đó không?
Khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội có được công ty giải quyết hay không?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội là một trong những khiếu nại về lao động (có hành vi vi phạm pháp luật lao động).
Và theo khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
Và người sử dụng lao động có nghĩa vụ tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại; giải quyết khiếu nại đối với hành vi của mình bị khiếu nại (khoản 2 Điều 12 Nghị định này).
Như vậy, nếu như người lao động khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội thì công ty có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo quy định pháp luật.
Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội thế nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định về hình thức khiếu nại như sau:
Hình thức khiếu nại
1. Khiếu nại thực hiện bằng hình thức gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, được quy định như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn khiếu nại ghi rõ nội dung sau đây: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại điểm a khoản này và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
…
Hiện nay, luật không quy định mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cụ thể như thế nào, tuy nhiên căn cứ vào các nội dung cơ bản được quy định trong đơn khiếu nại như trên có thể tham khảo mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Cách viết đơn khiếu nại cụ thể:
(1) Tên đầy đủ của công ty đang muốn khiếu nại;
(2) Họ tên đầy đủ, địa chỉ của người người khiếu nại (địa chỉ này nên ghi địa chỉ nơi ở hiện tại);
(3) Ghi theo thông tin trên CMND/CCCD;
(4) Tên đầy đủ của công ty đang muốn khiếu nại và địa chỉ trụ sở chính của công ty đang đóng;
(5) Điền lại tên công ty, ví dụ: Khiếu nại về việc công ty TNHH A không trả sổ bảo hiểm xã hội.
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi họ nghỉ việc sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
...
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;
b) Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Khoản 3 Điều 6 Nghị định 12 cũng có quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
...
3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:
...
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
...
Công ty là một trong những loại hình doanh nghiệp (tổ chức), cho nên nếu công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi họ nghỉ việc thì công ty có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (mức xử phạt đối với tổ chức vi phạm).
Nguyễn Đăng Huy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mẫu đơn khiếu nại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?