Mẫu đơn xin nghỉ không lương dành cho người lao động trong thời gian thử việc là mẫu nào? Bao lâu thì người lao động thử việc không phải xin nghỉ không lương?

Người lao động trẻ hiện nay vừa ra trường rất nhiều và những ngày đầu làm việc mà muốn xin nghỉ thì Mẫu đơn xin nghỉ không lương dành cho người lao động trong thời gian thử việc là mẫu nào? Bao lâu thì người lao động thử việc không phải xin nghỉ không lương?

Mẫu đơn xin nghỉ không lương dành cho người lao động trong thời gian thử việc là mẫu nào?

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày (bao gồm cả NLĐ chính thức và thử việc) và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Mẫu đơn xin nghỉ không lương dành cho người lao động trong thời gian thử việc phải đảm bảo được những nội dung cơ bản như:

(1) Kính gửi Công ty mà bạn đang làm

(2) Thông tin người xin nghỉ không hưởng lương bao gồm cả (Tên; Vị trí làm việc; Bàn giao công việc...)

(3) Lý do xin nghỉ không hưởng lương (ở đây người lao động ghi chi tiết trung thực, lý do hợp lý sẽ làm tăng khả năng được duyệt...)

(4) Cam kết hoàn thành công việc sau khi kết thúc kỳ nghỉ

(5) Ký tên người làm đơn.

Ngoài ra người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

>>>Mẫu đơn xin nghỉ không lương dành cho người lao động trong thời gian thử việc.

Tải về

Mẫu đơn xin nghỉ không lương dành cho người lao động trong thời gian thử việc là mẫu nào? Bao lâu thì người lao động thử việc không phải xin nghỉ không lương?

Mẫu đơn xin nghỉ không lương dành cho người lao động trong thời gian thử việc là mẫu nào? Bao lâu thì người lao động thử việc không phải xin nghỉ không lương? (Hình từ Internet)

Bao lâu thì người lao động thử việc không phải xin nghỉ không lương?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 về việc thử việc như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo đó, thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Tức là sẽ có hợp đồng thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Bên cạnh đó, tại điểm a, khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Như vậy, chiếu theo quy định trên thì có thể thấy rằng người lao động trong thời hạn thử việc của mình sẽ chưa có ngày nghỉ phép như người lao động đã ký hợp đồng chính thức.

Vì vậy để trả lời câu hỏi bao lâu thì người lao động thử việc không phải xin nghỉ không lương thì phải chờ đến hết thời gian thử việc của người lao động và được ký hợp đồng chính thức với người sử dụng lao động thì lúc này người lao động sẽ được hưởng các chế độ 12 ngày phép trong năm - trong điều kiện bình thường (theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) và Nghỉ việc riêng (khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) và còn một số các trường hợp khác không cần phải nghỉ không hưởng lương vì có thể sử dụng những ngày nghỉ phép được hưởng lương theo quy định.

Khi kết thúc thời gian thử việc có được công ty thông báo hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo đó, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ không lương

Lê Đình Khôi

Nghỉ không lương
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghỉ không lương có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào