Mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch năm nay nhiều ngày hơn quy định mới nhất? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn?
- Mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch năm nay nhiều ngày hơn quy định mới nhất? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn?
- Người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch ít nhất bao nhiêu ngày theo quy định của Bộ luật Lao động?
- Công ty trừ ngày nghỉ phép năm vào ngày nghỉ Tết Âm lịch của người lao động có đúng không?
- Người lao động muốn nghỉ Tết Âm lịch năm nay dài ngày hơn không hưởng lương có được không?
Mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch năm nay nhiều ngày hơn quy định mới nhất? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn?
Tham khảo mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch 2024 nhiều ngày hơn quy định dưới đây:
Tải về mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch 2024 nhiều ngày hơn quy định mới nhất tại đây.
Mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch năm nay nhiều ngày hơn quy định mới nhất (Hình từ Internet)
Người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch ít nhất bao nhiêu ngày theo quy định của Bộ luật Lao động?
Người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 05 ngày vào dịp Tết Âm lịch 2024;
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ vào dịp Tết Âm lịch.
Công ty trừ ngày nghỉ phép năm vào ngày nghỉ Tết Âm lịch của người lao động có đúng không?
Công ty trừ ngày nghỉ phép năm vào ngày nghỉ Tết Âm lịch của người lao động có đúng không thì theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm (nghỉ phép năm) như sau:
Nghỉ hằng năm
...
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Đối chiếu quy định trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Do đó, nếu công ty bạn đã tham khảo ý kiến của người lao động và có thông báo trước thì việc bố trí lịch nghỉ phép như trên là không trái với quy định pháp luật.
Người lao động muốn nghỉ Tết Âm lịch năm nay dài ngày hơn không hưởng lương có được không?
Người lao động muốn nghỉ Tết Âm lịch năm nay dài ngày hơn không hưởng lương có được không thì theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Trường hợp người lao động muốn nghỉ Tết Âm lịch năm nay dài hơn, nghỉ không lương thì sẽ không thuộc trường hợp được nghỉ không hưởng lương theo quy định trên.
Tuy nhiên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, bạn có thể thỏa thuận với công ty cho nghỉ không thưởng lương để nghỉ Tết Âm lịch năm nay dài hơn.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghỉ tết có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?