Mẫu email nhắc nhở thanh toán gửi khách hàng trước ngày đến hạn dành cho doanh nghiệp? Hướng dẫn cách viết email nhắc nhở thanh toán?
- Mẫu email nhắc nhở thanh toán gửi khách hàng trước ngày đến hạn dành cho doanh nghiệp? Thời hạn thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hóa là khi nào?
- Hướng dẫn cách viết email nhắc nhở thanh toán? Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán không?
- Địa điểm thanh toán ở đâu?
Mẫu email nhắc nhở thanh toán gửi khách hàng trước ngày đến hạn dành cho doanh nghiệp? Thời hạn thanh toán của hợp đồng mua bán hàng hóa là khi nào?
Hiện nay pháp luật không quy định Mẫu email nhắc nhở thanh toán gửi khách hàng trước ngày đến hạn dành cho doanh nghiệp.
Có thể tham khảo Mẫu email nhắc nhở thanh toán gửi khách hàng trước ngày đến hạn dành cho doanh nghiệp dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu email nhắc nhở thanh toán gửi khách hàng trước ngày đến hạn dành cho doanh nghiệp
Lưu ý: Mẫu chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Điều 50 Luật Thương mại 2005 có quy định:
Thanh toán
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Và theo Điều 55 Luật Thương mại 2005 quy định thời hạn thanh toán như sau:
Thời hạn thanh toán
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;
2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
Theo đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
- Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;
- Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận.
Mẫu email nhắc nhở thanh toán gửi khách hàng trước ngày đến hạn dành cho doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết email nhắc nhở thanh toán? Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán không?
Hướng dẫn cách viết email nhắc nhở thanh toán:
- Tiêu đề: Hóa đơn số … đến hạn hôm nay!
- Nội dung:
Xin chào tên khách hàng,
Chúng tôi muốn thông báo rằng hóa đơn số … với số tiền …. sẽ đến hạn vào hôm nay. Bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt tại trụ sở, bằng thẻ tín dụng hoặc trực tuyến thông số tài khoản của chúng tôi.
Nếu bạn cần thêm thời gian hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về hóa đơn này, vui lòng cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ thảo luận và đưa ra những hỗ trợ thích hợp.
Trân trọng,
Tên và thông tin doanh nghiệp của bạn.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định về việc ngừng thanh toán tiền mua hàng như sau:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
- Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
- Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 51 Luật Thương mại 2005 mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật Thương mại 2005.
Như vậy, nếu như bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì hoàn toàn có quyền tạm ngừng việc thanh tóa theo quy định (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác).
Địa điểm thanh toán ở đâu?
Căn cứ Điều 54 Luật Thương mại 2005 quy định về địa điểm thanh toán như sau:
Địa điểm thanh toán
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
Theo đó, bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây nếu có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể:
- Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
- Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?