Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng công tác xây lắp công trình xây dựng mới nhất như thế nào? Tải mẫu ở đâu?
Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng công tác xây lắp công trình xây dựng mới nhất như thế nào?
Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng công tác xây lắp công trình xây dựng mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu tại Phụ lục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:
Tải về mẫu Giấy chứng nhận chất lượng công tác xây lắp công trình xây dựng mới nhất tại đây.
Chứng nhận chất lượng công tác xây lắp công trình xây dựng (Hình từ Internet)
Việc phân loại, đánh giá chất lượng công tác xây lắp công trình xây dựng thực hiện theo tiêu chuẩn nào?
Việc phân loại, đánh giá chất lượng công tác xây lắp công trình xây dựng thực hiện theo tiêu chuẩn được quy định tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:
Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung về quản lí chất lượng công trình xây dựng trong suốt quá trình xây dựng, kể cả thời gian chuẩn bị xây dựng, đến bàn giao công trình đưa vào sử dụng và trong thời gian bảo hành: nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế và yêu cầu kĩ thuật.
1.2. Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hoặc sửa chữa của các ngành, các cấp, các tổ chức, kể cả tư nhân, được xây dựng bằng bất kì nguồn vốn nào, đều phải thực hiện quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn này.
1.3. Khi thực hiện quản lí chất lượng xâylắp công trình phải:
- Bảo đảm sự quản lí thống nhất của Nhà nước về chất lượng công trình.
- Chấp hành các luật pháp liên quan và các tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng
- Chịu trách nhiệm về quản lí chất lượng và chất lượng công trình. Việc quản lí chất lượng phải kịp thời, khách quan, thận trọng, chính xác.
- Tôn trọng chức trách của các tổ chức liên quan trong việc quản lí chất lượng. Kịp thời thông báo ngăn chặn các sai phạm kĩ thuật có nguy cơ làm hư hỏng, giảm cấp công trình hoặc gây sự cố nguy hiểm cho công trình.
- Thực hiện nghiêm minh chế độ thưởng phạt trong việc bảo đảm chất lượng công trình theo điều lệ quản lí xây dựng cơ bản.
1.4. Việc phân loại, đánh giá chất lượng công tác xây lắp, chất lượng công trình thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình hiện hành. Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm bảo đảm chất lượng từng công tác xây lắp cũng như toàn bộ công trình theo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn kĩ thuật.
1.5. Tổ chức nhận thầu, tổ chức giao thầu có trách nhiệm thực hiện bàn giao công trình, đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Chỉ được phép bàn giao công trình khi đã thực hiện đầy đủ công tác nghiệm thu quy định theo tiêu chuẩn "Nghiệm thu các công trình xây dựng" (TCVN 4091 : 1985).
Như vậy, việc phân loại, đánh giá chất lượng công tác xây lắp công trình, chất lượng công trình thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình hiện hành.
Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm bảo đảm chất lượng từng công tác xây lắp cũng như toàn bộ công trình theo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn kĩ thuật.
Tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây lắp công trình xây dựng như thế nào?
Tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây lắp công trình xây dựng theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:
Nội dung quản lí chất lượng xây lắp công trình ở cấp cơ sỏ
3.1. Tổ chức nhận thầu xây lắp có trách nhiệm chủ yếu bảo đảm chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của công trình, tổ chức các bộ phận thi công, kiểm tra giám sát phù hợp với yêu cầu xây dựng.
3.2. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng của các tổ chức nhận thầu, bao gồm:
- Nghiên cứu kĩ thiết kế, phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí, phát hiện những vấn đề quan trọng cần bảo đảm chất lượng.
- Làm tốt khâu chuẩn bị thi công. Lập biện pháp thi công đối với những công việc hoặc bộ phận công trình quan trọng và phức tạp về kĩ thuật. Lập các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác xây lắp.
- Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức kỉêm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng theo quy định. Không đưa vật liệu không bảo đảm chất lượng vào công trình.
- Lựa chọn cán bộ kĩ thuật, đội trưởng, công nhân đủ trình độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Tổ chức đầy đủ bộ phận giám sát, kiểm tra kĩ thuật.
- Tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây lắp theo đúng quy định của tiêu chuẩn, quy phạm thi công, đặc biệt những bộ phận khuất và quan trọng. Sửa chữa những sai sót, sai phạm kĩ thuật một cách nghiêm túc.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho sự giám sát kĩ thuật của đại diện thiết kế và bên giao thầu.
- Thực hiện đầy đủ các văn bản về quản lí chất lượng trong quá trình thi công: số nhật kí công trình, biên bản thí nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm xây dựng, biên bản kiểm tra, nghiệm thu hoàn công và các văn bản có liên quan khác.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở.
- Tổ chức điều hành có hiệu lực các lực lượng thi công trên hiện trường, thống nhất quản lí chất lượng đối với các bộ phận trực thuộc. Báo cáo kịp thời những sai phạm kĩ thuật, những sự cố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.
...
Như vậy, tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây lắp công trình xây dựng theo đúng quy định của tiêu chuẩn, quy phạm thi công, đặc biệt những bộ phận khuất và quan trọng. Sửa chữa những sai sót, sai phạm kĩ thuật một cách nghiêm túc.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?