Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào theo quy định?
- Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào theo quy định?
- Văn phòng Thừa phát lại phải nộp giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp nào?
- Văn phòng Thừa phát lại không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào theo quy định?
Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại là mẫu TP-TPL-20 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.
Tải về Mẫu giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại phải nộp giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
1. Khi thay đổi một trong các nội dung đăng ký hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; giấy tờ chứng minh việc thay đổi và bản chính Giấy đăng ký hoạt động.
2. Trường hợp Trưởng Văn phòng Thừa phát lại hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề, có quyết định miễn nhiệm, bị chết hoặc lý do khác không thể là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về Trưởng Văn phòng Thừa phát lại tại Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
Như vậy, Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp trong đó có giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại khi:
Thay đổi một trong các nội dung đăng ký hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 08/2020/NĐ-CP; cụ thể như sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại;
- Họ tên Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
- Danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của Văn phòng Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại phải nộp giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Văn phòng Thừa phát lại không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm c khoản 5 Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng thừa phát lại
...
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở văn phòng thừa phát lại;
b) Không đăng ký hành nghề cho thừa phát lại của văn phòng mình theo quy định;
c) Không đăng ký nội dung thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở, họ tên trưởng văn phòng, danh sách thừa phát lại hợp danh, danh sách thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng mình theo quy định;
d) Cho người không phải là thừa phát lại của văn phòng mình hành nghề thừa phát lại dưới danh nghĩa văn phòng mình;
đ) Cho người khác sử dụng quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng thừa phát lại để hoạt động thừa phát lại.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3, các điểm a, d và đ khoản 5, khoản 6 Điều này.
Như vậy, văn phòng thừa phát lại không đăng ký nội dung thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở, họ tên trưởng văn phòng, danh sách thừa phát lại hợp danh, danh sách thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng mình theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn phòng thừa phát lại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?