Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm của học sinh? Học sinh trung học cơ sở, THPT nghỉ học bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?
Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm của học sinh?
Giấy xin phép nghỉ ốm là loại đơn được dùng khi học sinh muốn xin nghỉ học tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn vì lí do bị đau, ốm.
Giấy xin phép nghỉ ốm sẽ do phụ huynh, học sinh viết kèm theo đó có thể là giấy tờ để chứng minh nếu như nghỉ học dài ngày cần phải có giấy xác nhận của bệnh viện vì lý do sức khoẻ, sau đó gửi lên cho giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường để xin phép.
Hiện tại Luật Giáo dục 2019 cũng như các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về mẫu giấy xin phép nghỉ ốm của học sinh. Thông thường mẫu này sẽ do các trường quy định cụ thể hoặc do học sinh, phụ huynh tự viết.
Dưới đây là một số Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm của học sinh thông dụng nhất:
TẢI VỀ Mẫu số 1 - Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm do phụ huynh học sinh viết.
TẢI VỀ Mẫu số 2 - Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm do chính tay học sinh viết.
Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm của học sinh? Học sinh trung học cơ sở, THPT nghỉ học bao nhiêu buổi thì không được lên lớp? (Hình từ Internet)
Học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông nghỉ học bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định điều kiện để học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được lên lớp như sau:
Được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:
a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.
c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.
4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.
Theo quy định trên, một trong những điều kiện để được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông là học sinh nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).
Theo đó, nếu học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông nghỉ học quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục) thì học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông có thể không được lên lớp.
Học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông có thành tích trong học tập được khen thưởng thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, nếu học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông có thành tích trong học tập và rèn luyện thì sẽ được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
- Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
- Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
- Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các hình thức khen thưởng khác.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn xin nghỉ học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?