Mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp là mẫu nào? Chi phí đào tạo nội bộ của doanh nghiệp cho người lao động có được xem là chi phí hợp lý không?

Mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay là mẫu nào? Chi phí đào tạo nội bộ của doanh nghiệp cho người lao động có được xem là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Hiểu như thế nào về vấn đề đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp?

Hiện nay, vấn đề đào tạo nội bộ tại mỗi doanh nghiệp là một trong những vấn đề hết sức quan trọng.

Có thể hiểu đơn giản, đào tạo nội bộ là một chương trình đào tạo được doanh nghiệp thực hiện bằng cách sử dụng chuyên môn, nhân lực và nguồn lực của chính doanh nghiệp đó và thường tập trung vào việc phát triển và nâng cao kỹ năng và kiến ​​thức của nhân viên, phù hợp với vai trò và trách nhiệm hiện tại của họ.

Bên cạnh đó, đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Như vậy, có thể thấy rằng, việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động là một trong những nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Hay nói cách khác, việc đào tạo nội bộ là một trong những nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp.

Hiểu như thế nào về vấn đề đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp?

Hiểu như thế nào về vấn đề đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp là mẫu nào?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các quy định của pháp luật có liên quan không có quy định hướng dẫn cụ thể về mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp, do đó:

Nếu Điều lệ công ty hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp có quy định về Mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ thì doanh nghiệp áp dụng Mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ này.

Nếu Điều lệ công ty hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp không có quy định về Mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ thì doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ dưới đây:

Tải về Mẫu kế hoạch đào tạo nội bộ.

Chi phí đào tạo nội bộ của doanh nghiệp cho người lao động có được xem là chi phí hợp lý không?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
- Các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
- Khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
- Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:
+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.
+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp
...

Như vậy, chi phí đào tạo nội bộ của doanh nghiệp cho người lao động (hay chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp) có thể được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp nếu như đáp ứng các điều kiện sau:

- Phải là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Không thuộc các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo nội bộ

Phan Thanh Thảo

Đào tạo nội bộ
Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đào tạo nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào