Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 mới nhất? Hướng dẫn viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 chi tiết?
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 mới nhất?
Xem thêm: Lịch nghỉ Tết 2025? Tết 2025 nghỉ mấy ngày? Tết âm lịch 2025 nghỉ 9 ngày liên tiếp đúng không?
Xem thêm: Mẫu bản kiểm điểm cá nhân viên chức cuối năm 2024 chi tiết
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 được thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 mới nhất:
TẢI VỀ Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024
Xem thêm: Lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu 2025 có gì mới? Có tăng lương không?
Xem thêm: Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B?
Xem thêm: Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm 2024 và hướng dẫn cách kê khai?
Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 mới nhất? Hướng dẫn viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 chi tiết? (Hình từ internet)
Hướng dẫn viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 chi tiết?
Viên chức có thể tham khảo hướng dẫn viết phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức 2024 như sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC Năm........... Họ và tên: Nguyễn Văn A. Chức danh nghề nghiệp:......................................... Đơn vị công tác:....................................................... I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ 1. Chính trị tư tưởng: -Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. -Có quan điểm bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường, không dao động trước mọi khó khăn thử thách. -Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân. -Có ý thức chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan đơn vị. -Luôn ý thức được vai trò giáo dục trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nên bản thân luôn đảm bảo giảng dạy đúng, đủ chương trình, tuân thủ nghiêm ngặt ngày giờ công lao động. -Hoàn thành các nhiệm vụ được giao; có ý thức học hỏi đồng nghiệp; chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; không có hành vi tiêu cực. 2. Đạo đức, lối sống -Quan tâm đến việc giữ gìn đạo đức, nhân cách của người giáo viên, có lối sống trong sáng, lành mạnh, văn minh. -Đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. -Luôn có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hoà đồng với đồng nghiệp. Trung thực trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh. Tế nhị với phụ huynh, thương yêu học sinh. - Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền. - Không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống. - Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị. - Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh. 3. Tác phong, lề lối làm việc: - Có trách nhiệm với công việc, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Thực hiện tốt các nội quy, quy chế của ngành và đơn vị. - Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc. - Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp. - Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ. - Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc. - Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. - Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ 4. Ý thức tổ chức kỷ luật: - Chấp hành sự phân công của tổ chức. - Có ý thức chấp hành quy chế của ngành, qui định của cơ quan đơn vị, tổ, nhóm chuyên môn. - Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định. - Luôn ý có thức được vai trò giáo dục trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nên bản thân luôn đảm bảo giảng dạy đúng, đủ chương trình, tuân thủ nghiêm ngặt ngày giờ công lao động. - Hoàn thành các nhiệm vụ được giao; có ý thức học hỏi đồng nghiệp; chấp hành Điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; không có hành vi tiêu cực. - Giữ gìn nếp sống văn minh nơi công sở. Tích cực tham gia các phong trào thi đua của nhà trường, ngành. - Quan tâm đến việc giữ gìn đạo đức, nhân cách của người giáo viên, có lối sống trong sáng, lành mạnh, văn minh. - Đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. 5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc): - Luôn có ý thức trách nhiệm và tinh thần trong lao động, học tập, công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, sáng tạo, chủ động, tích cực trong học tập; rèn luyện, lao động và thực hiện nghiêm các nội quy, quy chế của nhà trường. - Có tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn cũng như kĩ năng sống. - Luôn năng nổ trong công việc, thể hiện vai trò và trách nhiệm chuyên môn cao, hết lòng hết sức với công việc được giao. - Tiếp thu ý kiến đồng nghiệp góp ý về chuyên môn, nghiệp vụ và luôn biết sửa sai kịp thời. - Luôn có tinh thần đoàn kết cao, tương thân tương ái, hòa đồng với đồng nghiệp. Trung thực trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giáo dục học sinh. Tế nhị với phụ huynh, thương yêu học sinh 6. Thái độ phục vụ nhân dân: -Thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy nơi cư trú, thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ công dân nơi cư trú. -Lối sống lành mạnh, giản dị, hòa đồng, quan hệ mật thiết với phụ huynh và lối xóm. PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ 7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách: ................................................................. 8. Năng lực lãnh đạo, quản lý: ................................................................. 9. Năng lực tập hợp, đoàn kết: .................................................................. II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG 1.Tự nhận xét ưu, khuyết điểm: 1.1. Ưu điểm: Ưu điểm : -Tôi luôn thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ nhà trường và ngành giao, thực hiện đầy đủ công tác chuyên môn được phân công, tham gia nhiệt tình có trách nhiệm vào các hoạt động của nhà trường và địa phương nơi công tác, tích cực chủ động tham gia các hoạt động nhà trường và địa phương. -Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để hành động đúng trong cách ứng xử và giao tiếp trong công việc chuyên môn. -Luôn phối kết hợp tốt với các đồng nghiệp, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Luôn chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc - Luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Tinh thần học hỏi đồng nghiệp nhằm trau dồi kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy. - Hòa đồng với đồng nghiệp và nhân viên trong trường. - Bản thân luôn nghiên cứu, học hỏi để nâng dần trình độ phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ đối với môn học mình phụ trách cũng như môn học mình yêu thích dù bản thân không trực tiếp giảng dạy. - Tính xã hội thì bản thân có tạo hai địa chỉ mạng để giới thiệu về kiến thức liên quan cũng như về kinh nghiệm giảng dạy. - Bản thân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công giảng dạy, hồ sơ sổ sách. 1.2. Khuyết điểm: - Chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình. - Sắp xếp thời gian và công việc hợp lý để nâng cao chất lượng công việc và hoàn thành đúng thời gian quy định. - Cần xây dựng kế hoạch bài dạy phong phú và nâng cao phương pháp dạy học tốt hơn nhằm giúp truyền đạt tốt kiến thức cho học sinh. 2. Tự xếp loại chất lượng: Hoàn thành tốt nhiệm vụ (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ). ......, ngày.... tháng.... năm..... NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ........................................................ ....., ngày.... tháng.... năm..... NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ (Ký, ghi rõ họ tên) IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá) 1. Nhận xét ưu, khuyết điểm: ........................................................ 2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng: ......................................................... (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ). ...., ngày.... tháng.... năm..... NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
Thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng viên chức năm 2024 là khi nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với viên chức được quy định như sau:
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được thực hiện theo từng năm công tác.
Đối với viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.
- Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
- Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Căn cứ quy định nêu trên và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng viên chức được tiến hành trước ngày 15/12/2024, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xếp loại chất lượng viên chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?