Mẫu phiếu đề nghị phân quyền người sử dụng trong lĩnh vực thuế theo công văn 3006 mới nhất? Tải về ở đâu?
Mẫu phiếu đề nghị phân quyền người sử dụng trong lĩnh vực thuế theo công văn 3006 mới nhất? Tải về ở đâu?
Mẫu phiếu đề nghị phân quyền người sử dụng trong lĩnh vực thuế mới nhất là mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 3006/TCT-CNTT năm 2024
Tải về Mẫu phiếu đề nghị phân quyền người sử dụng trong lĩnh vực thuế mới nhất
Cơ quan nào phân quyền người sử dụng trong lĩnh vực thuế
Theo Mục 4 Công văn 3006/TCT-CNTT năm 2024 quy định như sau:
4. Tổ chức triển khai và sử dụng ứng dụng Quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
...
4.2. Cục Thuế
- Phòng Công nghệ thông tin:
+ Phân quyền và cấp tài khoản cho người sử dụng theo quy định (mẫu Phiếu đề nghị phân quyền tại Phụ lục I đính kèm).
+ Tạo lập một email với cấu trúc qldailythue.xxx (trong đó xxx là tên viết tắt của tỉnh/thành phố theo quy định, ví dụ: [email protected])
+ Hỗ trợ đại lý thuế, đơn vị/tổ chức CNKT trong việc sử dụng các chức năng ứng dụng.
- Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ NNT:
+ Rà soát rà soát, hiệu chỉnh dữ liệu về đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế trên ứng dụng TMS.
+ Tiếp nhận và xử lý hồ sơ của đại lý thuế trên hệ thống ứng dụng theo quy trình; Kiểm soát các thông tin được công khai đảm bảo đầy đủ, chính xác; Tạo và gửi kế hoạch, báo cáo trên ứng dụng với vai trò là đơn vị/ tổ chức cập nhật kiến thức.
+ Với vai trò là đơn vị/tổ chức CNKT, Cục Thuế sử dụng tài khoản thuế điện tử để đăng nhập vào ứng dụng phân hệ dành cho NNT (trang https://qldailythue.gdt.gov.vn) thực hiện tạo và gửi kế hoạch tổ chức cập nhật kiến thức, báo cáo kết quả tổ chức cập nhật kiến thức. Sử dụng email đã tạo lập ([email protected]) để nhận các thông báo từ cơ quan Thuế. Gửi thông tin đăng ký tài khoản truy cập vào phân hệ dành cho đơn vị/tổ chức CNKT để Tổng cục Thuế thực hiện phân quyền (mẫu Phiếu đề nghị đăng ký tài khoản tại Phụ lục II đính kèm) qua đầu mối hỗ trợ của Cục CNTT tại mục 4.1.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế triển khai thực hiện./.
Như vậy, Phòng Công nghệ thông tin Cục Thuế phân quyền người sử dụng trong lĩnh vực thuế theo mẫu trên.
Mẫu phiếu đề nghị phân quyền người sử dụng trong lĩnh vực thuế theo công văn 3006 mới nhất? Tải về ở đâu? (hình từ internet)
Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế?
Theo Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Như vậy, có 8 hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế như sau:
- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
- Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
- Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
- Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
- Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
- Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
- Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Nội dung quản lý thuế bao gồm những gì?
Theo Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nội dung quản lý thuế bao gồm:
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
- Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
- Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
- Quản lý thông tin người nộp thuế.
- Quản lý hóa đơn, chứng từ.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
- Hợp tác quốc tế về thuế.
- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?