Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu?
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay?
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự được quy định là Mẫu số 47-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự?
Cách viết mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự được hướng dẫn tại Mẫu số 47-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như sau:
(1) Ghi tên Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (ví dụ: Số: 110/2017/QĐXXST-DS).
(3) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: số 15/2017/TLST-LĐ).
(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(5) Nếu nguyên đơn là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ của các nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn khởi kiện).
(6), (7) và (8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Nếu Hội đồng xét xử gồm ba người, thì chỉ ghi họ tên của Thẩm phán chủ toạ phiên tòa, bỏ dòng “Thẩm phán…”; đối với Hội thẩm nhân dân chỉ ghi họ tên của hai Hội thẩm nhân dân; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ tên của Thẩm phán, họ tên của cả ba Hội thẩm nhân dân. Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán; chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân. Nếu có Hội thẩm nhân dân dự khuyết, thì ghi họ tên của Hội thẩm nhân dân dự khuyết.
(10) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa.
(11) Nếu có Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà, thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “ Toà án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân”.
(12) Ghi họ tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
Trong bản án sơ thẩm gồm có những phần nào?
Căn cứ quy định tại Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì bản án sơ thẩm gồm có phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định và phần quyết định của Tòa án, cụ thể như sau:
(1) Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch;
Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
(2) Trong phần nội dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan;
(3) Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án; trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
Lưu ý: Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố tụng dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?