Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
- Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
- Hướng dẫn cách điền Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào?
- Khi nào Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
- Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định như thế nào?
Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là mẫu số 71-DS tại Danh mục được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có quy định như sau:
Tải về Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tại đây.
Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách điền Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào?
Căn cứ theo mẫu số 71-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn cách điền Mẫu quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:
(1) và (2) Ghi tên Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao ở đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(3) Ghi ngày, tháng, năm kháng cáo, tư cách đương sự trong tố tụng và họ tên của người kháng cáo, nếu đương sự kháng cáo là cá nhân; nếu đương sự kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó; nếu người kháng cáo là người được đương sự uỷ quyền, thì ghi họ tên của người được uỷ quyền và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày…. tháng…..năm…. nào (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn là Công ty TNHH B, theo giấy uỷ quyền số 01/2017/UQ ngày 10 tháng 3 năm 2017); nội dung kháng cáo. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị thì ghi số, ngày, tháng, năm kháng nghị, tên Viện kiểm sát kháng nghị và nội dung kháng nghị. Nếu có cả kháng cáo, cả kháng nghị, thì ghi cả hai.
(4) Quyết định về việc chịu án phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Khi nào Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
Theo đó, trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết.
Do đó, nếu trường hợp bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Theo đó, thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự được pháp luật quy định như sau:
- Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
- Sửa bản án sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
- Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
- Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.
Xem thêm: Trường hợp tòa án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm thì có phải chịu án phí phúc thẩm hay không?
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hủy bản án sơ thẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng E HSDT theo quy trình 02 có ưu đãi không? Đánh giá E HSDT theo quy trình 02 được áp dụng khi nào?
- Tư cách pháp nhân có phải nằm trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất hay không?
- Khoản cấp tín dụng có vấn đề do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định đảm bảo tối thiểu là gì?
- Trường hợp nào được phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp? Phương pháp phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
- Hồ sơ hợp đồng tư vấn xây dựng gồm những tài liệu gì theo quy định mới nhất? Thứ tự ưu tiên áp dụng các loại tài liệu?