Mẫu quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự mới nhất? Người bị kết án có quyền kháng nghị giám đốc thẩm hay không?
Mẫu quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự mới nhất?
Căn cứ theo Điều 378 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây :
- Số, ngày, tháng, năm của quyết định;
- Người có thẩm quyền ra quyết định;
- Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
- Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
- Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
- Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định;
- Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
- Yêu cầu của người kháng nghị.
Cụ thể, về Mẫu quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự thì bạn có thể xem tại Mẫu số 56-HS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự mới nhất tại đây: tại
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm trong trường hợp kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án là bao lâu?
Theo Điều 379 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Như vậy, theo quy định hiện nay, nếu kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Còn với trường hợp kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
Người bị kết án có quyền kháng nghị giám đốc thẩm hay không?
Căn cứ theo Điều 372 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:
Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.
Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị.
3. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.
Đồng thời, tại Điều 373 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người bị kết án không có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, họ có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị tại Điều 373 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám đốc thẩm vụ án hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?