Mẫu Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất hiện nay đang sử dụng mẫu nào?
Mẫu Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất hiện nay đang sử dụng mẫu nào?
Theo quy định tại Danh mục 33 biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, cụ thể:
Mẫu Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất hiện nay là Mẫu số 15-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP
Dưới đây là hình ảnh mẫu Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự:
Tải Mẫu Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất hiện nay: Tải về
Cách ghi mẫu Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự như thế nào?
Theo quy định tại Mẫu số 14-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn cách ghi mẫu Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số: 20/2018/QĐST-HNGĐ”).
(3) Ghi số, năm, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
(4) Ghi loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(5) Nếu việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì không cần ghi nội dung này.
(6) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu).
(8) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có); ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(9) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (9).
(13) Ghi họ tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng khác (nếu có).
Mẫu Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự (Hình từ Internet)
Người tham gia phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự gồm có những ai?
Theo Điều 367 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những người tham gia phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự được quy định như sau:
Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp; nếu có người vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp.
Người tham gia phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự gồm có:
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
- Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phiên họp sơ thẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?