Mẫu Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu này tại đâu?
- Ngoài nhà ở thì có những loại tài sản nào được xếp vào nhóm tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu này tại đâu?
- Điền thông tin tại Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai như thế nào?
Ngoài nhà ở thì có những loại tài sản nào được xếp vào nhóm tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai?
Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được giải thích tại Điều 3 Thông tư 07/2019/TT-BTP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản gắn liền với đất gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở; công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng;
2. Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm:
a) Nhà ở, công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng gồm: Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở; công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;
b) Rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế chấp xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp;
3. Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở là việc Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đăng ký thế chấp trong các trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở có yêu cầu chuyển sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc sang đăng ký thế chấp nhà ở mà đến thời điểm yêu cầu chuyển các bên chưa xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản đó;
....
Theo đó, ngoài nhà ở thì có những loại tài sản được xếp vào nhóm tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai bao gồm:
- Công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật nhà ở;
- Công trình xây dựng khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;
- Rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế chấp xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập hợp đồng thế chấp.
Lưu ý: Các công trình kể trên là công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Mẫu Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu này tại đâu? (hình từ internet)
Mẫu Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu này tại đâu?
Mẫu Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là Mẫu số 09/SĐKTL ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai:
Tải về Mẫu Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mới nhất hiện nay.
Điền thông tin tại Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai như thế nào?
Với các mục của Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được hướng dẫn tại Mẫu số 09/SĐKTL ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTP, cụ thể như sau:
(2) Thông tin ghi vào Sổ đăng ký này phải thống nhất với thông tin trên Phiếu yêu cầu đăng ký. Sổ đăng ký này cũng được sử dụng để đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất mà pháp luật không quy định phải đăng ký sở hữu và cũng chưa được đăng ký sở hữu theo yêu cầu.
(3) Ghi số thứ tự vào Sổ đăng ký.
(4) Thời điểm thông tin được ghi, cập nhật vào sổ này.
(5) Ghi mã số hồ sơ đăng ký tương ứng với mỗi Phiếu yêu cầu đăng ký cho từng trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm và chuyển tiếp đăng ký thế chấp.
(6) Ghi mã số hồ sơ đăng ký lần đầu đối với một hợp đồng thế chấp có liên quan đến mỗi hồ sơ đăng ký nêu ở cột 4. Đối với trường hợp đăng ký thế chấp lần đầu thì mã số ghi ở cột 4 và cột 5 trùng nhau. Mã số của bộ hồ sơ thế chấp lấy theo mã số hồ sơ đăng ký lần đầu.
(7) Dành cho nhân viên của cơ quan đăng ký ký tên sau khi ghi đầy đủ thông tin vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
(8) Dành cho nhân viên của cơ quan đăng ký ghi chú nội dung cần thiết khác không thể hiện ở các cột tương ứng để làm rõ hơn thông tin ở các cột này (ví dụ: ghi chú trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm).
(9) Ghi tên loại tài sản thế chấp.
(10) Ghi vị trí và địa chỉ của tài sản thế chấp.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thế chấp nhà ở có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?