Mẫu sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Mẫu sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Cách ghi mã số hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý dựa theo sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
- Việc theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý và công tác báo cáo được quy định như thế nào?
Mẫu sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Mẫu sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý là Mẫu số 01-TP-TGPL được ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BTP.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2018/TT-BTP thì:
- Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý (bao gồm trường hợp thụ lý ngay quy định tại Điều 6 Thông tư 12/2018/TT-BTP), tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh) vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Thời điểm thụ lý được tính từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được ghi vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.
Tải về Mẫu sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.
Cách ghi mã số hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý dựa theo sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BTP về hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
Theo đó, mỗi hồ sơ vụ việc có một mã số riêng, được lập và phân loại theo từng hình thức trợ giúp pháp lý.
Mã số hồ sơ vụ việc gồm tập hợp các ký hiệu bằng chữ và bằng số tương ứng với tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý, số thứ tự của vụ việc trong Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, năm tiếp nhận
Ví dụ: TT.TV.01.2018
Trường hợp vụ việc do Chi nhánh thực hiện thì tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là chữ viết tắt của tên Chi nhánh
Ví dụ CN1.TGTT.01.2018
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh có trách nhiệm tạo hồ sơ vụ việc và người thực hiện trợ giúp pháp lý cập nhật lên phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra,
Hồ sơ vụ việc tham gia tố tụng bao gồm:
- Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Trợ giúp pháp lý 2017;
- Quyết định cử người thực hiện trợ giúp pháp lý; quyết định thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý (nếu có);
- Bản bào chữa hoặc bản bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý có chữ ký, ghi rõ họ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Bản chính hoặc bản sao kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án, quyết định; văn bản tố tụng khác liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan tiến hành tố tụng cấp;
- Văn bản thông báo không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (nếu có);
- Giấy tờ, tài liệu khác thể hiện quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Phiếu lấy ý kiến người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của họ.
Hồ sơ vụ việc tư vấn pháp luật bao gồm:
- Các giấy tờ quy định tại các điểm a, đ và e khoản 2 Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BTP;
- Văn bản tư vấn pháp luật có chữ ký, ghi rõ họ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Hồ sơ vụ việc đại diện ngoài tố tụng bao gồm:
- Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, đ, e và g khoản 2 Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BTP;
- Văn bản giải quyết vụ việc của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản thể hiện kết quả việc đại diện ngoài tố tụng;
- Bản báo cáo về những công việc đã thực hiện và kết quả đạt được trong phạm vi đại diện ngoài tố tụng có chữ ký, ghi rõ họ tên của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Cách ghi mã số hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý dựa theo sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý và công tác báo cáo được quy định như thế nào?
Việc theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý và công tác báo cáo được quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2018/TT-BTP; cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo dõi, tổng hợp số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý trong Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý.
Mỗi Chi nhánh có Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý để theo dõi, tổng hợp số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý do Chi nhánh thực hiện và báo cáo về Trung tâm.
Việc kết sổ được thực hiện định kỳ theo tháng, 6 tháng, năm.
- Trung tâm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; báo cáo đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?