Mẫu thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất? Cách viết mẫu này như thế nào?
Mẫu thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất?
Mẫu thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất được quy định là Mẫu số 06-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Mẫu thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
Mẫu thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất? Cách viết mẫu này như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách viết mẫu thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự?
Tại Mẫu số 06-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP có hướng dẫn cách viết mẫu thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) và (3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu). Nếu gửi người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu gửi người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày tháng năm…….” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
(4) Nếu là cá nhân thì ghi ông/bà mà không ghi họ tên; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Ghi loại việc dân sự (ví dụ: “tuyên bố một người mất tích”; “hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật doanh nghiệp”; “tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu”),….
(6) Tùy từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự mà ghi rõ lý do trả lại đơn yêu cầu.
(7) Tùy từng trường hợp mà ghi điểm tương ứng của khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Tòa án trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự trong trường hợp nào?
Trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Trả lại đơn yêu cầu
1. Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
c) Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
d) Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật này;
đ) Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 của Bộ luật này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
e) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
g) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 194 của Bộ luật này.
Chiếu theo quy định trên, Tòa án trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự trong các trường hợp sau:
- Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
- Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
- Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
- Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
- Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Khi trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết việc dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?