Mẫu thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã mới nhất? Đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã tại cơ quan nào?
Mẫu thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã mới nhất hiện nay?
Hiện nay, Mẫu thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã đang sử dụng theo mẫu tại Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT, cụ thể bạn có thể theo dõi mẫu dưới đây:
Tải Mẫu thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã mới nhất tại đây: Tại
Đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã (Hình từ Internet)
Đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã tại cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:
Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
...
Đồng thời, tại Điều 3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT quy định cụ thể về cơ quan đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã như sau:
Cơ quan đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Theo đó, hợp tác xã muốn thành lập chi nhánh thì phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đặt chi nhánh, cụ thể là tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt chi nhánh.
Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 193/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 107/2017/NĐ-CP thì việc đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã được thực hiện theo quy định sau đây:
Bước 01: Gửi thông báo thành lập chi nhánh kèm theo hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh đến cơ quan đăng ký hợp tác xã
(1) Khi thành lập chi nhánh thì hợp tác xã phải gửi thông báo tới cơ quan đăng ký hợp tác xã. Nội dung thông báo gồm có:
- Tên hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
- Tên chi nhánh dự định thành lập; tên phải kèm theo chữ “chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh;
- Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã;
- Địa chỉ chi nhánh;
- Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh;
- Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh.
(2) Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh hợp tác xã được gửi kèm theo thông báo thành lập chi nhánh bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
- Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh hợp tác xã;
- Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh; kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh;
Bước 02: Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh hợp tác xã
Nếu ngành, nghề, nội dung hoạt động của chi nhánh phù hợp với ngành, nghề hoạt động của hợp tác xã và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh của hợp tác xã. Đồng thời, cập nhật vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chi nhánh hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.
Lưu ý:
- Trường hợp hợp tác xã lập chi nhánh tại huyện hoặc tỉnh, thành phố khác với nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã.
- Trường hợp lập chi nhánh ở nước ngoài thì hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để cập nhật vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?