Mẫu tờ khai cấp lần đầu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là mẫu nào?
- Mẫu tờ khai cấp lần đầu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là mẫu nào?
- Thông tin trên Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định thế nào?
- Ai có thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng?
Mẫu tờ khai cấp lần đầu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là mẫu nào?
Mẫu tờ khai cấp lần đầu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 218/2016/TT-BQP như sau:
Quy cách phôi mẫu, cơ sở vật chất cấp Chứng minh và Thẻ
...
4. Hồ sơ đăng ký, quản lý
a) Tờ khai cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh;
b) Tờ khai cấp Thẻ;
c) Sổ đăng ký cấp Chứng minh và Thẻ (tờ khai cấp Chứng minh lần đầu mẫu M1a, M1b; tờ khai cấp đổi, cấp lại Chứng minh mẫu M2a, M2b; tờ khai cấp Thẻ mẫu M3a, M3b, M3c; sổ đăng ký cấp Chứng minh và Thẻ kèm theo Thông tư này).
Như vậy, mẫu tờ khai cấp lần đầu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định theo Mẫu M1b ban hành kèm theo Thông tư 218/2016/TT-BQP.
TẢI VỀ Mẫu tờ khai cấp lần đầu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Mẫu tờ khai cấp lần đầu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thông tin trên Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Thông tư 218/2016/TT-BQP quy định, thông tin trên Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hướng dẫn cụ thể như sau:
(1) Mặt trước Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
- Số: Gồm 12 chữ số quy định trong hệ thống quản lý dữ liệu;
- Họ tên: Ghi họ, chữ đệm, tên theo giấy khai sinh, chữ in hoa, đủ dấu;
- Ngày, tháng, năm sinh: Ghi theo giấy khai sinh;
- Đơn vị cấp: Tên đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
- Ngày, tháng, năm cấp: Ghi ngày, tháng, năm cấp Chứng minh;
- Ảnh: Ảnh chân dung không đội mũ, không đeo kính; quân nhân chuyên nghiệp mặc quân phục thường dùng, đúng điều lệnh; công nhân và viên chức quốc phòng mặc trang phục thường dùng (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 218/2016/TT-BQP).
- Hạn sử dụng: Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có hạn sử dụng là mười hai năm.
Trường hợp thời gian phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng còn dưới mười hai năm thì lấy thời hạn phục vụ còn lại để cấp. (theo quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2016/NĐ-CP).
(2) Mặt sau Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
- Quê quán: Ghi xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nơi thường trú: Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của gia đình;
Trường hợp chưa đăng ký hộ khẩu thường trú thì ghi theo hộ khẩu của vợ, chồng hoặc bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp; địa danh hành chính cấp xã ghi thôn, bản, ấp, xã trở lên; thị xã, thành phố ghi số nhà, ngõ, ngách, đường phố, phường trở lên;
- Nhân dạng: Ghi chiều cao quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 218/2016/TT-BQP.
Đặc điểm riêng quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 218/2016/TT-BQP.
- Nhóm máu: Do cơ quan quân y đơn vị cung cấp và viết bằng chữ in hoa (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 218/2016/TT-BQP).
Ai có thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng?
Thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 12 Thông tư 218/2016/TT-BQP như sau:
Thẩm quyền cấp Chứng minh và Thẻ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng.
2. Người chỉ huy hoặc Chính ủy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thẻ sĩ quan dự bị.
3. Người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
4. Người chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn và tương đương cấp Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
5. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cấp Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
6. Thủ trưởng Tổng cục Chính trị cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, không được cấp con dấu thu nhỏ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Như vậy, thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được quy định cụ thể như sau:
- Người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
- Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, không được cấp con dấu thu nhỏ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quân nhân chuyên nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?