Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội gồm những tài liệu nào?
- Cơ sở trợ giúp xã hội nộp hồ sơ cấp giấy phép hoạt động đến cơ quan nào?
- Cơ sở trợ giúp xã hội công bố hoạt động gồm những nội dung chủ yếu nào?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định Mẫu số 09 ban hành kèm theo Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
Tải về: Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội gồm những tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 103/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 16 Nghị định 140/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ điều chỉnh, cấp lại giấy phép hoạt động gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép;
b) Giấy phép hoạt động;
c) Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội gồm những tài liệu sau:
- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
Cơ sở trợ giúp xã hội nộp hồ sơ cấp giấy phép hoạt động đến cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 103/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động
1. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này thực hiện theo quy định sau:
a) Cơ sở nộp 1 bộ hồ sơ quy định tại Điều 29 Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định các điều kiện để cấp giấp phép hoạt động trong thời hạn 10 ngày làm việc;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động.
2. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này được thực hiện theo quy định sau:
a) Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 29 Nghị định này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở được cấp giấy phép hoạt động, giám đốc cơ sở có trách nhiệm ban hành và công bố, niêm yết công khai Quy chế hoạt động và Quy chế chi tiêu tại cơ sở.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở trợ giúp xã hội nộp hồ sơ cấp giấy phép hoạt động gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nếu thuộc:
+ Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan trung ương của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phương;
+ Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập thì
- Nộp 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các cơ sở có trụ sở tại địa phương do các tổ chức, cá nhân thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định trên.
Cơ sở trợ giúp xã hội công bố hoạt động gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 103/2017/NĐ-CP thì trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động thì cơ sở phải công bố việc hoạt động của cơ sở liên tiếp trên 03 số báo nơi cơ sở đặt trụ sở về các nội dung chủ yếu sau:
- Tên cơ sở bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có);
- Địa chỉ trụ sở, điện thoại, email hoặc website (nếu có);
- Đối tượng phục vụ của cơ sở;
- Loại hình cơ sở;
- Các nhiệm vụ của cơ sở;
- Địa bàn hoạt động;
- Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi cơ sở mở tài khoản;
- Họ tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
- Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở trợ giúp xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?
- Đề xuất chụp ảnh người thi chứng chỉ ngoại ngữ theo năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam để chống thi hộ, thi thay thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả công tác năm dành cho công chức, viên chức, người lao động của BGDĐT chuẩn Quyết định 3086?
- Lịch thi ĐGNL Đại học Sư phạm 2025? Thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội 2025 vào ngày nào?