Máy rắc phân thể rắn là gì? Yêu cầu an toàn và biện pháp bảo hộ đối với các bộ phận rắc của máy rắc phân thể rắn như thế nào?
Máy rắc phân thể rắn là gì?
Máy rắc phân thể rắn được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-8:2010 về máy nông nghiệp - An toàn - Phần 8: Máy rắc phân thể rắn như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng những thuật ngữ và định nghĩa cho trong TCVN 7383-1 (ISO 12100-1) và TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), cùng với những điều sau.
3.1. Máy rắc phân thể rắn (solid fertilizer distributor)
Máy rắc phân một cách liên tục xuống mặt đất và cây trồng.
...
Theo đó, máy rắc phân thể rắn là máy rắc phân một cách liên tục xuống mặt đất và cây trồng.
Máy rắc phân thể rắn (Hình từ Internet)
Yêu cầu an toàn và biện pháp bảo hộ đối với các bộ phận rắc của máy rắc phân thể rắn được quy định như thế nào?
Yêu cầu an toàn và biện pháp bảo hộ đối với các bộ phận rắc của máy rắc phân thể rắn được quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-8:2010 về máy nông nghiệp - An toàn - Phần 8: Máy rắc phân thể rắn như sau:
(1) Các thành phần xoay và chuyển động được
- Để hạn chế nguy cơ do các đường điện trên đầu trong trường hợp công cụ cao hơn 4 m khi nâng lên hay khi đang làm việc hoặc vận chuyển, hay bất cứ lúc nào khi các phân tử gập được đang được nâng lên hay hạ xuống từ vị trí vận chuyển, phải có dấu hiệu an toàn để thông báo và cảnh báo nguy cơ vướng vào đường dẫn điện.
- Trong sổ tay vận hành phải có thông tin thích hợp cảnh báo về nguy cơ chạm vào đường dây dẫn điện trên đầu.
- Trong trường hợp vận hành có động lực cần điều khiển theo kiểu “giữ cho máy chạy” và các bộ phận điều khiển bằng tay phải đặt ngoài vùng xoay và/hay gập.
- Phải có bộ phận ngăn chặn các phần tử xoay hay gập được không cho chúng chuyển động khi đang ở vị trí vận chuyển. Nếu bộ phận khóa này là loại van thủy lực không trực tiếp bắt vào xy lanh thì áp suất phá vỡ của các thành phần mạch từ van tới xy lanh phải gấp bốn lần áp suất làm việc tối đa của nó. Việc giữ ở vị trí vận chuyển cũng có thể đạt được bằng các bộ phận cơ khí, bằng trọng trường khi gập/quay trên tám điểm hay bằng phương tiện thích hợp khác.
Việc không khóa và không gập lại của các phần tử phải được điều khiển bởi những thao tác riêng biệt theo nhiệm vụ của người vận hành.
- Bộ phận này phải phù hợp với TCVN 6818-1 (ISO 4254-1), 4.8
(2) Các đĩa rắc và ống giao động
- Bảo vệ chống tiếp xúc vô tình với các tháng phần phân phối
Máy phải được thiết kế hay che chắn sao cho tráng được sự tiếp xúc không chủ định với các thành phần phân phối ở phía trước, phía sau và bên cạnh (như là dùng thanh chắn hay một bộ phận của máy). Điều này không áp dụng cho máy rắc phân thể rắn với các thành phần phân phối dẫn động bằng bánh lăn trên mặt đất.
+ Những máy có chiều cao làm việc, h, dưới 1 500 mm so với mặt đất theo sổ tay vận hành, phải che chắn bằng những cách sau:
a) một thanh chắn đặt phía trên các thành phần phân phối sao cho kích thước chỉ dẫn trên Hình 1 và trong Bảng 1 phải được tuân thủ;
b) khi có đoạn chồng lên theo chiều ngang, tại chiều cao 1 500 mm, giữa cạnh của phễu hay kết cấu khung của máy và đường chuyển động của đầu mút của thành phần phân phối (xem Hình 2).
++ Tối thiểu là 200 mm trong trường hợp bộ phân phối quay, hay
++ Tối thiểu là 500 mm trong trường hợp bộ phân phối giao động,
Dùng một thanh chắn phía trên bộ phân phối sao cho kích thước chỉ dẫn trên Hình 2 và trong Bảng 2 phải được tuân thủ;
Trường hợp thanh chắn được đặt ít nhất là 100 mm bên trong biên hình của phễu, thanh chắn này phải chịu được tải trọng đứng và ngang 600 N
X. Khoảng cách ngang giữa mút bộ phân phối và thanh chắn;
Y. Khoảng cách đứng giữa mút bộ phân phối và thanh chắn;
1. Bộ phân phối (kiểu giao động);
2. Bộ phân phối;
3. Thanh chắn;
4. Mặt đất.
h. Chiều cao làm việc tối đa
CHÚ THÍCH: h, như chỉ dẫn trên đây chỉ là 1 thí dụ.
Hình 1 - Bảo vệ bằng thanh chắn cho máy có chiều cao làm việc < 1500 mm - Không có đoạn chồng lên theo chiều ngang
Bảng 1 - Khoảng cách giữa đầu mút bộ phân phối và thanh chắn - Không có đoạn chồng lên theo chiều ngang
Kích thước tính bằng milimét
X. Khoảng cách ngang giữa mút bộ phân phối và thanh chắn;
Y. Khoảng cách đứng giữa mút bộ phân phối và thanh chắn;
1. Bộ phân phối (kiểu giao động);
2. Bộ phân phối;
3. Thanh chắn;
4. Mặt đất;
h. Chiều cao làm việc tối đa.
CHÚ THÍCH: h, như chỉ dẫn trên đây chỉ là 1 thí dụ
Hình 2 - Bảo vệ bằng thanh chắn cho máy có chiều cao làm việc < 1500 mm - Có đoạn chồng lên theo chiều ngang
Bảng 2 - Khoảng cách giữa đầu mút bộ phân phối và thanh chắn - Có đoạn chồng lên theo chiều ngang
Trong trường hợp a) và b) trên đây kích thước (h + y) không được vượt quá 1 500 mm.
Cần đo và xem xét kỹ để kiểm tra điều này.
+ Những máy có chiều cao làm việc, h, lớn hơn hoặc bằng 1 500 mm, nhưng dưới hoặc bằng 2 500 mm so với mặt đất theo sổ tay vận hành, phải che chắn bằng một thanh chắn đặt phía dưới bộ phân phối sao cho những kích thước chỉ dẫn trên Hình 3 và trong Bảng 1 phải được tuân thủ;
Cần đo và xem xét kỹ để kiểm tra điều này.
+ Những máy có chiều cao làm việc, h, có thể nhỏ hơn hay lớn hơn 1 500 mm, so với mặt đất theo sổ tay vận hành, những kích thước cho trong 4.3.2.1.1 và 4.3.2.1.2 phải được áp dụng.
Cần đo và xem xét kỹ để kiểm tra điều này.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
X. Khoảng cách ngang giữa mé ngoài cùng của thanh chắn và mút ngoài cùng của bộ phân phối (tấm hay ống giao động);
Y. Khoảng cách đứng giữa trục thanh chắn và mức dưới của đĩa hay trục của ống giao động:
1. Bộ phân phối (kiểu giao động);
2. Bộ phân phối:
3. Thanh chắn;
4. Mặt đất.
h. Chiều cao làm việc tối thiểu theo sổ tay vận hành.
CHÚ THÍCH: h là giá trị tính từ mặt đất đến bộ phân phối lấy đến mặt dưới của đĩa hay trục của ống giao động.
+ Phòng chống các bộ phận máy văng ra
Những phần của bộ phân phối của máy rắc vãi phân thể rắn, như là các cảnh quay, phải được cố định một cách chắc chắn, như là bằng bu lông có đai ốc khóa.
Phải xem xét kỹ để kiểm tra điều này.
CHÚ THÍCH: Đang xây dựng phương pháp thử độ bền của chi tiết này.
Có các nguy cơ gây nguy hiểm về điện nào người sử dụng máy rắc phân thể rắn cần chú ý?
Các nguy cơ gây nguy hiểm về điện đối với máy rắc phân thể rắn được quy định tại Bảng A.1 Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-8:2010 về máy nông nghiệp - An toàn - Phần 8: Máy rắc phân thể rắn như sau:
- Người sử dụng chạm phải các bộ phận sẽ có điện khi hư hỏng (tiếp xúc gián tiếp)
- Người sử dụng đến gần các phần có điện cao áp
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Máy rắc phân thể rắn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ phát triển đất có được huy động vốn không? Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất có phải được phân bổ từ việc huy động vốn không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng có bị phạt không?
- Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng? Hợp đồng tư vấn xây dựng có bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng?
- Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Đảng viên không làm bản kiểm điểm Đảng viên có tăng nặng xử lý kỷ luật không? Đảng viên vi phạm kỷ luật có phải kiểm điểm trước chi bộ?