Mô hình tổ chức của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?
Mô hình tổ chức của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?
Tại Điều 15 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV quy định về Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được tổ chức với 3 nhóm vị trí như sau:
- Giám đốc và không quá 02 Phó giám đốc.
- Các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Tổ Giáo vụ; Tổ Hành chính - Tổng hợp; Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp; Tổ Giáo dục thường xuyên; Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp (nếu có).
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; quy mô, nghề đào tạo và cơ cấu tổ chức trong Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, giám đốc trung tâm quyết định thành lập các Tổ chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc.
- Các tổ sản xuất, dịch vụ, phục vụ đào tạo
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được thành lập các tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp.
Việc thành lập và hoạt động của tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo của trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên sẽ không có hiệu trưởng thay vào đó sẽ là giám đốc trung tâm.
Mô hình tổ chức của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV quy định về nội dung này như sau:
"Điều 16. Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc
...
2. Thẩm quyền bổ nhiệm:
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh."
Theo đó thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Giám đốc trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Về nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 17 Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGD-BNV như sau:
"Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm, có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Giáo dục nghề nghiệp, khoản 5 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các văn bản pháp luật có liên quan:
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng;
b) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trung tâm và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động đào tạo theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ theo quy định;
d) Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập cho viên chức, giáo viên, nhân viên và người học;
đ) Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường đào tạo lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong trung tâm;
e) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ; các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với viên chức, giáo viên, nhân viên và người học trong trung tâm;
g) Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật;
h) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn:
a) Được quyết định các biện pháp để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quy định tại các Điều 13 và Điều 14 của Thông tư liên tịch này;
b) Được quyết định thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp theo cơ cấu tổ chức của trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quyết định bổ nhiệm các tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, nghiệp vụ; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đào tạo nghề nghiệp;
d) Quyết định việc giao kết hợp đồng lao động đối với viên chức, giáo viên và nhân viên theo quy định của pháp luật;
đ) Giao kết hợp đồng đào tạo nghề nghiệp, bổ túc, bồi dưỡng với người học theo quy định của pháp luật;
e) Ký hợp đồng liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong hoạt động đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng, thực hành, thực tập hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật;
g) Cấp chứng chỉ, học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực cho học viên học tại trung tâm theo quy định;
h) Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, giáo viên, nhân viên và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý;
i) Được hưởng các chế độ theo quy định."
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trung tâm giáo dục nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân có trình độ thế nào? Người có chứng chỉ này được thực hiện những nghiệp vụ nào?
- Mức trợ cấp tai nạn lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công quân sự? Mẫu giấy chứng nhận mới nhất hiện nay?
- Viết đoạn văn nghị luận về ý chí nghị lực chọn lọc hay nhất? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018 thế nào?
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là gì? Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ bị hạn chế khi nào?