Mỗi chủ tài khoản thanh toán chung có phải chịu trách nhiệm thanh toán đối với khoản nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung?
- Thông tin về chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức phải bao gồm những gì?
- Mỗi chủ tài khoản có phải chịu trách nhiệm thanh toán đối với khoản nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung không?
- Chủ tài khoản thanh toán chung có được gửi thông báo cho ngân hàng khi phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản không?
Thông tin về chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức phải bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 17/2024/TT-NHNN như sau:
Thông tin về khách hàng mở tài khoản thanh toán
...
3. Đối với tài khoản thanh toán chung phải bao gồm các thông tin sau:
a) Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân, phải có các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức, phải có các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, thông tin về chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức phải bao gồm những thông tin sau:
(1) Thông tin về chủ tài khoản gồm:
- Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt;
- Địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch;
- Số giấy phép thành lập hoặc số giấy tờ chứng minh tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp;
- Mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế (nếu có); mẫu dấu (nếu có); số định danh của tổ chức (nếu có);
- Số điện thoại; số fax, trang thông tin điện tử (nếu có);
- Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh;
(2) Thông tin về người đại diện hợp pháp và người được ủy quyền (nếu có) và thông tin về kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 14 Thông tư 17/2024/TT-NHNN.
Mỗi chủ tài khoản thanh toán chung có phải chịu trách nhiệm thanh toán đối với khoản nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung? (Hình từ Internet)
Mỗi chủ tài khoản có phải chịu trách nhiệm thanh toán đối với khoản nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung không?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Sử dụng tài khoản thanh toán
...
4. Việc sử dụng tài khoản thanh toán chung phải thực hiện đúng theo các nội dung tại văn bản thỏa thuận (hoặc hợp đồng) quản lý, sử dụng tài khoản thanh toán chung của các chủ tài khoản và phải tuân theo các nguyên tắc sau:
a) Các chủ tài khoản thanh toán chung có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài khoản thanh toán chung và việc sử dụng tài khoản thanh toán chung phải được sự chấp thuận của tất cả các chù tài khoản. Mỗi chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán cho toàn bộ các nghĩa vụ nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung;
b) Thông báo liên quan đến việc sử dụng tài khoản thanh toán chung phải được gửi đến tất cả các chủ tài khoản, trừ trường hợp giữa ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các chủ tài khoản thanh toán chung có thỏa thuận khác;
c) Từng chủ tài khoản thanh toán chung có thể ủy quyền cho người khác (bao gồm chủ tài khoản thanh toán chung còn lại) thay mặt mình sử dụng tài khoản thanh toán chung nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung còn lại;
...
Căn cứ theo quy định trên thì mỗi chủ tài khoản thanh toán chung phải chịu trách nhiệm thanh toán cho toàn bộ các nghĩa vụ nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung.
Như vậy, mỗi chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán đối với khoản nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản thanh toán chung.
Chủ tài khoản thanh toán chung có được gửi thông báo cho ngân hàng khi phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản không?
Căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 20 Thông tư 17/2024/TT-NHNN về quyền của chủ tài khoản thanh toán như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản thanh toán có quyền:
...
d) Yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản thanh toán thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về số dư và các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản thanh toán thực hiện việc phong tỏa, chấm dứt phong tỏa theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, đóng tài khoản thanh toán đã mở; được gửi thông báo cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
e) Yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn quản lý, sử dụng tài khoản thanh toán an toàn và giải đáp, xử lý các thắc mắc, khiếu nại trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản thanh toán không trái với quy định của pháp luật.
...
Theo đó, chủ tài khoản thanh toán chung được quyền gửi thông báo cho ngân hàng khi phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản thanh toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?