Mỗi hộ gia đình được phát bao nhiêu phiếu lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung do Nhân dân bàn và quyết định?
Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình có phải là hình thức nhân dân bàn và quyết định không?
Theo Điều 17 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Hình thức Nhân dân bàn và quyết định
1. Tùy theo nội dung được đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;
b) Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình;
c) Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.
2. Việc bàn, quyết định các nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15 của Luật này phải được thực hiện tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Luật này. Hình thức phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Hình thức biểu quyết trực tuyến chỉ áp dụng trong trường hợp cộng đồng dân cư quyết định các công việc quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này mà Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thấy không cần thiết tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư hoặc phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.
3. Trường hợp pháp luật có quy định khác về việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định thì thực hiện theo quy định đó.
Như vậy, phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình là một trong những hình thức Nhân dân bàn và quyết định. Tùy theo nội dung được đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định.
Mỗi hộ gia đình được phát bao nhiêu phiếu lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung do Nhân dân bàn và quyết định? (hình từ internet)
Mỗi hộ gia đình được phát bao nhiêu phiếu lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung do Nhân dân bàn và quyết định?
Theo Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức gửi phiếu biểu quyết đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố hoặc trong địa bàn cấp xã đối với các trường hợp sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình đối với nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã;
b) Cộng đồng dân cư đã tổ chức cuộc họp mà không có đủ đại diện của số hộ gia đình tham dự để có thể đạt tỷ lệ biểu quyết tán thành tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
c) Các trường hợp khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quyết định sau khi đã thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố.
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 03 đến 05 thành viên và công khai thông tin đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố về nội dung lấy ý kiến, thời điểm, thời hạn lấy ý kiến, thành phần Tổ phát phiếu lấy ý kiến chậm nhất là 02 ngày trước ngày thực hiện việc phát phiếu lấy ý kiến.
3. Mỗi hộ gia đình được phát 01 phiếu lấy ý kiến. Tổ phát phiếu có nhiệm vụ gửi phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình, tổ chức thu phiếu theo đúng thời hạn đã được xác định và tổng hợp đầy đủ, khách quan kết quả phiếu lấy ý kiến.
Như vậy, mỗi hộ gia đình được phát 01 phiếu lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung do Nhân dân bàn và quyết định.
Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
Theo Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, các nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm:
- Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phiếu lấy ý kiến có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 chính thức? Nghỉ Tết Dương lịch 2025 từ ngày mấy? Tết Dương lịch 2025 nghỉ mấy ngày?
- Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả?
- Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp trong thời gian bao lâu?
- Mẫu Thông báo Lịch nghỉ tết dành cho công ty? Văn bản thông báo nghỉ Tết của công ty mới nhất, chi tiết?
- Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào? Ai làm Bí thư đầu tiên Trung ương Cục miền Nam?