Móng cọc của công trình được hiểu là gì? Móng cọc của công trình phải đảm bảo các nguyên tắc chung nào?

Móng cọc của công trình là gì? Móng cọc của công trình phải đảm bảo các nguyên tắc chung nào? Công tác khảo sát cho móng cọc công trình bao gồm các công việc tổng hợp nào? Thắc mắc đến từ bạn L.K ở Long Thành.

Móng cọc của công trình là gì?

Móng cọc của công trình được giải thích theo tiểu mục 3.8 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10304:2014 cụ thể:

Móng cọc (Pile foundation):
Hệ thống cọc được nối lại với nhau trong một cấu trúc thống nhất truyền tải trọng lên nền.

Theo đó, móng cọc của công trình là hệ thống cọc được nối lại với nhau trong một cấu trúc thống nhất truyền tải trọng lên nền.

Móng cọc của công trình

Móng cọc của công trình (Hình từ Internet)

Móng cọc của công trình phải đảm bảo các nguyên tắc chung nào?

Nguyên tắc chung của móng cọc của công trình theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10304:2014 cụ thể:

* Móng cọc cần được tính toán thiết kế trên cơ sở:

- Các kết quả khảo sát công trình xây dựng;

- Tài liệu về động đất tại khu vực xây dựng;

- Các số liệu đặc trưng về chức năng, cấu trúc công nghệ đặc biệt của công trình và các điều kiện sử dụng công trình;

- Tải trọng tác dụng lên móng;

- Hiện trạng các công trình có sẵn và ảnh hưởng của việc xây dựng mới đến chúng;

- Các yêu cầu sinh thái;

- So sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án thiết kế khả thi.

* Trong đồ án thiết kế phải xem xét, đáp ứng cho công trình an toàn, ổn định lâu dài và hiệu quả kinh tế trong cả giai đoạn thi công và sử dụng công trình.

* Trong đồ án thiết kế cần xét đến điều kiện xây dựng địa phương, cũng như kinh nghiệm thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình trong những điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và điều kiện sinh thái tương tự.

* Cần thiết kế móng cọc trong mối tương quan với nhiệm vụ thiết kế và các số liệu ban đầu.

* Khi thiết kế cần xét đến tầm quan trọng của công trình theo Phụ lục F trong tiêu chuẩn này.

* Móng cọc cần được thiết kế trên cơ sở các kết quả khảo sát công trình thực hiện theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn TCVN 4419:1987, TCVN 9363:2012 và trong Điều 5 của tiêu chuẩn này.

Việc thực hiện công tác khảo sát công trình không những để cung cấp cho công tác nghiên cứu các điều kiện địa chất công trình của công trình xây dựng mới mà còn cung cấp các số liệu để kiểm tra ảnh hưởng của việc xây dựng móng cọc đến các công trình xung quanh và cũng để thiết kế gia cường nền và móng cho các công trình hiện có, nếu cần thiết.

Không cho phép thiết kế móng cọc khi chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu cần thiết về địa chất công trình.

* Khi thi công cọc gần các công trình có sẵn cần phải đánh giá ảnh hưởng của tác động động đến kết cấu của các công trình này và các máy móc thiết bị đặt bên trong. Trong những trường hợp cần thiết, với kinh nghiệm thi công cọc, có thể phải dự định trước việc đo các thông số dao động của nền đất, của các công trình kể cả công trình ngầm đã có.

* Trong các đồ án móng cọc cần dự tính công tác quan trắc hiện trường. Thành phần, khối lượng và phương pháp quan trắc hiện trường được quy định phụ thuộc vào tầm quan trọng của công trình và mức độ phức tạp của điều kiện địa chất công trình.

Công tác quan trắc biến dạng của nền và móng tại hiện trường cần được dự tính khi sử dụng loại kết cấu và móng mới hoặc chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, cũng như trong trường hợp trong nhiệm vụ thiết kế đã có yêu cầu đặc biệt cho công tác quan trắc hiện trường.

* Móng cọc làm việc trong môi trường xâm thực cần được thiết kế theo yêu cầu của TCVN 5337:1991, TCVN 5338:1991 và TCVN 9346:2012.

* Khi thiết kế và thi công móng cọc từ bê tông toàn khối và bê tông lắp ghép, hoặc bê tông cốt thép cần tuân thủ theo TCVN 5574:2012, cũng như tuân thủ các yêu cầu của quy phạm thi công nền và móng, các công tác trắc địa, kỹ thuật an toàn, an toàn chống cháy trong quá trình thi công và bảo vệ môi trường xung quanh.

Công tác khảo sát cho móng cọc của công trình bao gồm các công việc tổng hợp nào?

Công việc tổng hợp trong công tác khảo sát cho móng cọc của công trình theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10304:2014 cụ thể:

Yêu cầu về khảo sát địa chất công trình
5.1. Các kết quả khảo sát công trình cần bao gồm các thông tin về địa hình, địa mạo, động đất cũng như các số liệu cần thiết để chọn loại móng, xác định loại cọc và kích thước cọc, tải trọng tính toán cho phép tác dụng lên cọc và tính toán theo các trạng thái giới hạn và dự báo những biến đổi có thể (trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình) của các điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và sinh thái của công trường xây dựng cũng như loại và khối lượng các biện pháp kỹ thuật để chế ngự chúng.
5.2. Công tác khảo sát cho móng cọc nói chung bao gồm các công việc tổng hợp sau:
- Khoan lấy mẫu và mô tả đất;
- Nghiên cứu các tính chất cơ lý của đất và của nước dưới đất trong phòng thí nghiệm;
- Thí nghiệm xuyên đất: xuyên tĩnh (CPT) và xuyên tiêu chuẩn (SPT);
- Thí nghiệm nén ngang đất;
- Thí nghiệm tấm nén (bằng tải trọng tĩnh);
- Thí nghiệm thử cọc ngoài hiện trường;
- Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của công tác thi công móng cọc đến môi trường xung quanh, trong đó có các công trình lân cận (theo đề xuất chuyên môn của đơn vị thiết kế).

Theo đó, công tác khảo sát cho móng cọc của công trình bao gồm các công việc tổng hợp sau:

- Khoan lấy mẫu và mô tả đất;

- Nghiên cứu các tính chất cơ lý của đất và của nước dưới đất trong phòng thí nghiệm;

- Thí nghiệm xuyên đất: xuyên tĩnh (CPT) và xuyên tiêu chuẩn (SPT);

- Thí nghiệm nén ngang đất;

- Thí nghiệm tấm nén (bằng tải trọng tĩnh);

- Thí nghiệm thử cọc ngoài hiện trường;

- Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của công tác thi công móng cọc đến môi trường xung quanh, trong đó có các công trình lân cận (theo đề xuất chuyên môn của đơn vị thiết kế).

* Lưu ý:

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10304:2014 không áp dụng để thiết kế móng cọc của công trình xây dựng trên đất đóng băng vĩnh cửu, móng máy chịu tải trọng động cũng như trụ của các công trình khai thác dầu trên biển và các công trình khác trên thềm lục địa.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Móng cọc

Nguyễn Anh Hương Thảo

Móng cọc
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Móng cọc có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Móng cọc Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào