Một bên trong hợp đồng tư vấn xây dựng rơi vào trường hợp bất khả kháng thì phải xử lý như thế nào?
- Trong hợp đồng tư vấn xây dựng, khi một bên gặp tình trạng bất khả kháng thì phải xử lý như thế nào?
- Trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng trong hợp đồng tư vấn xây dựng như thế nào?
- Chấm dứt hợp đồng tư vấn xây dựng do trường hợp bất khả kháng thì việc thanh toán xử lý như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư trong hợp đồng tư vấn xây dựng được quy định như thế nào?
Trong hợp đồng tư vấn xây dựng, khi một bên gặp tình trạng bất khả kháng thì phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Phụ lục 2 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định khái niệm bất khả kháng như sau:
Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, phù hợp với tiêu chí được quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 37/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Phụ lục 2 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định như sau:
Rủi ro và bất khả kháng
....
3. Thông báo về bất khả kháng:
a) Khi một bên gặp tình trạng bất khả kháng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất, trong thông báo phải nêu rõ các nghĩa vụ, công việc liên quan đến hậu quả của bất khả kháng.
b) Bên thông báo được miễn thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của mình trong thời gian xảy ra bất khả kháng ảnh hưởng đến công việc theo nghĩa vụ hợp đồng.
Theo đó, khi một bên gặp tình trạng bất khả kháng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý: Thông báo phải nêu rõ các nghĩa vụ, công việc liên quan đến hậu quả của bất khả kháng.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng TẢI VỀ
Trong hợp đồng tư vấn xây dựng trường hợp bất khả kháng thì phải xử lý như thế nào? Trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng?
Trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng trong hợp đồng tư vấn xây dựng như thế nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 21 Phụ lục 2 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng trong hợp đồng tư vấn xây dựng như sau:
Nếu Nhà thầu tư vấn bị cản trở thực hiện nhiệm vụ của mình theo hợp đồng do bất khả kháng mà đã thông báo theo các điều khoản của hợp đồng dẫn đến chậm thực hiện công việc và phát sinh chi phí do bất khả kháng, Nhà thầu tư vấn sẽ có quyền đề nghị xử lý như sau:
- Được kéo dài thời gian do sự chậm trễ theo quy định của hợp đồng (gia hạn thời gian hoàn thành).
- Được thanh toán các chi phí phát sinh theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.
Chủ đầu tư phải xem xét quyết định các đề nghị của Nhà thầu tư vấn.
Việc xử lý hậu quả bất khả kháng không áp dụng đối với các nghĩa vụ thanh toán tiền của bất cứ bên nào cho bên kia theo hợp đồng.
Chấm dứt hợp đồng tư vấn xây dựng do trường hợp bất khả kháng thì việc thanh toán xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định khoản 6 Điều 21 Phụ lục 2 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định như sau:
Rủi ro và bất khả kháng
...
6. Chấm dứt và thanh toán hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng (nếu có):
a) Nếu việc thực hiện các công việc của hợp đồng bị dừng do bất khả kháng đã được thông báo theo quy định của hợp đồng trong khoảng thời gian mà tổng số ngày bị dừng lớn hơn số ngày do bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai bên có quyền gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên kia.
b) Đối với trường hợp chấm dứt này, Chủ đầu tư sẽ phải thanh toán cho Nhà thầu tư vấn:
- Các khoản thanh toán cho bất kỳ công việc nào đã được hoàn thành theo giá đã được nêu trong hợp đồng.
- Chi phí cho thiết bị và vật tư được đặt hàng cho công trình đã được chuyển tới cho Nhà thầu tư vấn, hoặc những thứ Nhà thầu tư vấn có trách nhiệm chấp nhận giao hàng: Thiết bị và vật tư này sẽ trở thành tài sản (và là rủi ro) của Chủ đầu tư khi đã được Chủ đầu tư thanh toán và Nhà thầu tư vấn sẽ để cho Chủ đầu tư sử dụng.
Theo đó, trường hợp chấm dứt hợp đồng tư vấn do bất khả kháng đã được thông báo theo quy định của hợp đồng trong khoảng thời gian mà tổng số ngày bị dừng lớn hơn số ngày do bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai bên có quyền gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên kia.
Trường hợp này, Chủ đầu tư sẽ phải thanh toán cho Nhà thầu tư vấn các khoản như sau:
- Các khoản thanh toán cho bất kỳ công việc nào đã được hoàn thành theo giá đã được nêu trong hợp đồng.
- Chi phí cho thiết bị và vật tư được đặt hàng cho công trình đã được chuyển tới cho Nhà thầu tư vấn, hoặc những thứ Nhà thầu tư vấn có trách nhiệm chấp nhận giao hàng: Thiết bị và vật tư này sẽ trở thành tài sản (và là rủi ro) của Chủ đầu tư khi đã được Chủ đầu tư thanh toán và Nhà thầu tư vấn sẽ để cho Chủ đầu tư sử dụng.
Quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư trong hợp đồng tư vấn xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Phụ lục 2 Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định quyền và nghĩa vụ của Chủ đầu tư trong hợp đồng tư vấn xây dựng như sau:
Quyền của Chủ đầu tư:
- Được quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm tư vấn xây dựng theo hợp đồng.
- Từ chối nghiệm thu sản phẩm tư vấn xây dựng không đạt chất lượng theo hợp đồng.
- Kiểm tra chất lượng công việc của Nhà thầu tư vấn tư vấn nhưng không làm cản trở hoạt động bình thường của Nhà thầu tư vấn.
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung sản phẩm tư vấn không đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận hợp đồng.
- Yêu cầu Nhà thầu tư vấn thay đổi cá nhân tư vấn không đáp ứng được yêu cầu năng lực theo quy định.
Nghĩa vụ của Chủ đầu tư:
- Cung cấp cho Nhà thầu tư vấn thông tin về yêu cầu công việc, tài liệu, bảo đảm thanh toán và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).
- Bảo đảm quyền tác giả đối với sản phẩm tư vấn có quyền tác giả theo hợp đồng.
- Giải quyết kiến nghị của Nhà thầu tư vấn theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng đúng thời hạn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thanh toán đầy đủ cho Nhà thầu tư vấn theo đúng tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Hướng dẫn Nhà thầu tư vấn về những nội dung liên quan đến dự án và HSMT (hoặc HSYC); tạo điều kiện để Nhà thầu tư vấn được tiếp cận với công trình, thực địa.
- Cử người có năng lực phù hợp để làm việc với Nhà thầu tư vấn.
- Tạo điều kiện cho Nhà thầu tư vấn thực hiện công việc tư vấn xây dựng, thủ tục hải quan (nếu có).
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của các tài liệu do mình cung cấp. Bồi thường thiệt hại cho Nhà thầu tư vấn nếu Chủ đầu tư cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ theo quy định của hợp đồng.
Thông tư 02/2023/TT-BXD sẽ có hiệu lực từ ngày 20/4/2023.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng tư vấn xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ ơn (Lễ Thanksgiving) có phải là ngày lễ lớn không?
- 02 Mẫu đơn dự thầu trong hồ sơ mời sơ tuyển mua sắm hàng hóa qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Khi một bên đưa ra khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng cần chứng minh những gì?
- Black Friday là gì? Black Friday bắt nguồn từ sự kiện gì? Khuyến mại Black Friday thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?