Một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho một hay nhiều người xác định là đủ chính xác khi nào?
- Tính hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc có do Công ước Viên năm 1980 điều chỉnh không?
- Một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho một hay nhiều người xác định là đủ chính xác khi nào?
- Chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc được xem là có hiệu lực khi nào?
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là máy bay giữa các quốc gia thành Viên của Liên hợp quốc có được áp dụng Công ước Viên 1980 không?
Tính hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc có do Công ước Viên năm 1980 điều chỉnh không?
Căn cứ theo Điều 4 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công ước không liên quan tới:
a. Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.
b. Hậu quả mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.
Theo đó, tính hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc sẽ không do Công ước Viên năm 1980 điều chỉnh.
Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho một hay nhiều người xác định là đủ chính xác khi nào?
Căn cứ theo Điều 14 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.
Như vậy, một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gửi cho một hay nhiều người xác định là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
Chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc được xem là có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo Điều 15 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.
2. Chào hàng dù là loại chào hàng không hủy ngang vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.
Theo đó, chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc được xem là có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là máy bay giữa các quốc gia thành Viên của Liên hợp quốc có được áp dụng Công ước Viên 1980 không?
Căn cứ theo Điều 2 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
b. Bán đấu giá.
c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
f. Ðiện năng.
Theo đó, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là máy bay giữa các quốc gia thành Viên của Liên hợp quốc thì không được áp dụng Công ước Viên 1980.
Bên cạnh đó, Công ước này cũng không được áp dụng cho việc mua bán sau đâu:
- Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
- Bán đấu giá.
- Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
- Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
- Tàu thủy và các chạy trên đệm không khí.
- Ðiện năng.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán hàng hóa quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?