Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị trong trường hợp nào?

Em ơi cho anh hỏi: Các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước quốc tế xác định sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước vào thời điểm nào? Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị trong trường hợp nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Hoàn đến từ Long An.

Các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước quốc tế xác định sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước vào thời điểm nào?

Căn cứ theo Điều 16 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Việc trao đổi hoặc lưu chiểu những văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập
Trừ khi điều ước có quy định khác, các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước xác định sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước vào thời điểm:
a) Trao đổi các văn kiện giữa các quốc gia ký kết;
b) Lưu chiểu các văn kiện ấy tại cơ quan lưu chiểu; hoặc
c) Thông báo những văn kiện ấy cho các quốc gia ký kết hoặc cho cơ quan lưu chiểu, nếu có thỏa thuận như vậy.

Theo đó, các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước quốc tế xác định sự đồng ý của một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước vào thời điểm sau đây:

- Trao đổi các văn kiện giữa các quốc gia ký kết;

- Lưu chiểu các văn kiện ấy tại cơ quan lưu chiểu; hoặc

- Thông báo những văn kiện ấy cho các quốc gia ký kết hoặc cho cơ quan lưu chiểu, nếu có thỏa thuận như vậy.

Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)

Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Việc đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của một điều ước và việc lựa chọn những điều khoản khác nhau
1. Không phương hại đến những quy định của các điều từ 19 đến 23, việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một phần của một điều ước sẽ chỉ có giá trị khi điều ước cho phép làm như vậy hoặc khi có sự đồng ý các quốc gia ký kết khác.
2. Việc một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước khi điều ước đó cho phép lựa chọn giữa những quy định khác nhau sẽ chỉ có giá trị khi những quy định mà quốc gia đó lựa chọn đã được ghi rõ ràng trong điều ước.
Theo đó, một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị khi điều ước cho phép làm như vậy hoặc khi có sự đồng ý các quốc gia ký kết khác.

Một quốc gia đồng ý chịu sự ràng buộc một phần của điều ước quốc tế sẽ chỉ có giá trị khi việc này được thực hiện nếu không làm phương hại đến những quy định của các điều từ 19 đến 23 Công ước này cụ thể gồm:

Điều 19. Việc đề ra những bảo lưu

Điều 20. Chấp thuận và bác bỏ bảo lưu

Điều 21. Những hậu quả pháp lý của những bảo lưu và việc phản đối bảo lưu

Điều 22. Rút ra các bảo lưu và các phản đối bảo lưu

Điều 23. Thủ tục liên quan đến những bảo lưu

Một quốc gia có nghĩa vụ như thế nào trong việc tránh tiến hành thực hiện những hành vi làm cho một điều ước quốc tế mất đối tượng và mục đích trước khi có hiệu lực?

Căn cứ theo Điều 18 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:

Nghĩa vụ về việc không được làm cho một điều ước mất đối tượng và mất mục đích trước khi điều ước này có hiệu lực
Một quốc gia có nghĩa vụ tránh tiến hành thực hiện những hành vi làm cho một điều ước mất đối tượng và mục đích:
a) Khi quốc gia đó đã ký hoặc trao đổi những văn kiện điều ước với bảo lưu việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt điều ước đó, cho đến khi quốc gia đó tỏ rõ ý định không muốn trở thành một bên của điều ước đó nữa; hoặc
b) Khi quốc gia đó đã biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, trong thời gian trước khi điều ước có hiệu lực và với điều kiện là việc có hiệu lực này không được trì hoãn một cách quá đáng.

Theo đó, khi quốc gia đó đã ký hoặc trao đổi những văn kiện điều ước quốc tế với bảo lưu việc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt điều ước đó, cho đến khi quốc gia đó tỏ rõ ý định không muốn trở thành một bên của điều ước quốc tế đó nữa;

Hoặc khi quốc gia đó đã biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước quốc tế, trong thời gian trước khi điều ước có hiệu lực và với điều kiện là việc có hiệu lực này không được trì hoãn một cách quá đáng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều ước quốc tế

Nguyễn Nhật Vy

Điều ước quốc tế
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều ước quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều ước quốc tế
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đề nghị giảm thuế theo Điều ước quốc tế đối với cá nhân nước ngoài đăng ký kê khai trực tiếp với cơ quan thuế là mẫu nào?
Pháp luật
Điều ước quốc tế chỉ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Những kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng là gì?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế về hoạt động đối ngoại thuộc thẩm quyền phê duyệt của ai?
Pháp luật
Hồ sơ đề xuất gia nhập điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những tài liệu nào? Trình tự đề xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông báo tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ được thực hiện những biện pháp dự kiến của mình kể từ khi nào?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc rút khỏi điều ước đó nhưng vẫn có thể là đối tượng của việc rút khỏi khi nào?
Pháp luật
Những điều ước quốc tế nào phải được phê duyệt? Ai có thẩm quyền phê duyệt những điều ước quốc tế này?
Pháp luật
Bên nêu lên lý do nhằm chấm dứt điều ước quốc tế sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế nhiều bên có bị chấm dứt chỉ vì lý do duy nhất là số lượng các bên trở nên thấp hơn số lượng cần thiết để điều ước có hiệu lực không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào