Mua tiền đô ở đâu uy tín và hợp pháp? Mua tiền đô ở tổ chức không được phép bán có bị phạt hay không?
Mua tiền đô ở đâu uy tín và hợp pháp?
Mua bán tiền đô là hoạt động giao dịch mua bán ngoại tệ và việc mua, bán ngoại tệ phải phù hợp với quy định tại Thông tư 02/2021/TT-NHNN, phạm vi hoạt động ngoại hối của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo giấy phép.
Đối với giao dịch mua bán ngoại tệ, hiện nay có giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay (gọi tắt là giao dịch giao ngay) và giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn (gọi tắt là giao dịch kỳ hạn).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
...
Theo quy định trên, tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối hay cụ thể là mua bán ngoại tệ, tiền đô là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
Trên thực tế, đa số người có nhu cầu mua tiền đô thường lựa chọn đến ngân hàng để đảm bảo uy tín và hợp pháp.
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều được cấp phép và cung cấp dịch vụ mua bán tiền đô tuy nhiên ở mỗi ngân hàng lại có một tỷ giá mua, bán khác nhau.
Tuy nhiên chỉ có những đối tượng đủ điều kiện mua theo quy định pháp luật mới được thực hiện giao dịch mua bán tiền đô.
Mua tiền đô ở đâu uy tín và hợp pháp? Mua tiền đô ở tổ chức không được phép bán có bị phạt hay không? (Hình từ Internet)
Mua tiền đô ở tổ chức không được phép bán có bị phạt hay không?
Theo Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối, cụ thể là hành vi mua đô la không hợp pháp như sau:
(1) Phạt cảnh cáo đối với hành vi mua tiền đô tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà tiền đô mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những hành vi:
- Mua tiền đô tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà tiền đô mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
- Mua bán tiền đô tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà tiền đô mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mua bán tiền đô tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà tiền đô mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
(4) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mua tiền đô tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà tiền đô mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).
Tiền đô mua ở tổ chức không được phép bán có bị tịch thu hay không?
Theo điểm a khoản 9 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối, cụ thể là hành vi mua đô la không hợp pháp như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, các điểm h, i, k khoản 3, điểm h khoản 4, các điểm e, g, h khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này;
...
Theo đó, số tiền đô được mua tại các tổ chức không được phép bán có thể bị tịch thu trong các trường hợp sau đây:
- Mua tiền đô tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà tiền đô mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
- Mua bán tiền đô tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà tiền đô mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
- Mua bán tiền đô tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà tiền đô mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
- Mua tiền đô tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà tiền đô mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán ngoại tệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?