Mục đích hoạt động của Hội Kiến trúc sư Việt Nam được quy định thế nào? Trụ sở của Hội được đặt ở đâu?
Mục đích hoạt động của Hội Kiến trúc sư Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Kiến trúc sư Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của kiến trúc sư cả nước nhằm tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và động viên kiến trúc sư phát huy trí tuệ, tài năng để xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam mang tính hiện đại, tính dân tộc, góp phần xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đóng góp thiết thực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và sự nghiệp phát triển nền kiến trúc thế giới.
2. Hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
Theo quy định trên, mục đích hoạt động của Hội Kiến trúc sư Việt Nam là tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và động viên kiến trúc sư phát huy trí tuệ, tài năng để xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam mang tính hiện đại, tính dân tộc.
Đồng thời góp phần xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đóng góp thiết thực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và sự nghiệp phát triển nền kiến trúc thế giới.
Hội Kiến trúc sư Việt Nam (Hình từ Internet)
Trụ sở của Hội Kiến trúc sư Việt Nam được đặt ở đâu?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 quy định về địa vị pháp lý, trụ sở như sau:
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu (dấu ướt, dấu ướt thu nhỏ, dấu nổi) và tài khoản riêng, hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở Hội đặt tại 40 Tăng Bạt Hổ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Hội Kiến trúc sư Việt Nam có trụ sở ở 40 Tăng Bạt Hổ, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Quyền hạn của Hội Kiến trúc sư Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, xây dựng các cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của Hội. Tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội khi được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của Hội và quy định của pháp luật.
4. Tư vấn phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án và hoạt động quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị - nông thôn, dự án đầu tư phát triển, bảo tồn di sản kiến trúc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, phù hợp với chức năng chuyên môn của Hội theo quy định của Luật Kiến trúc và pháp luật có liên quan.
5. Xây dựng và ban hành:
a) Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về kiến trúc;
b) Chương trình, tài liệu phục vụ sát hạch, bộ câu hỏi sát hạch sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng;
c) Bảng phương pháp tính điểm phát triển nghề nghiệp liên tục chi tiết đối với các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề theo quy định của pháp luật về kiến trúc sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng hành nghề cho kiến trúc sư; tổ chức thực hiện sát hạch và tham gia cấp chứng chỉ hành nghề cho kiến trúc sư theo quy định của Luật Kiến trúc và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
7. Được thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân và đơn vị thuộc Hội theo quy định của pháp luật đê thực hiện các nhiệm vụ của Hội.
8. Quản lý các đơn vị, tổ chức thuộc Hội, các tổ chức cơ sở Hội và hội viên trong cả nước.
9. Khen thưởng và kỷ luật đối với các đơn vị, tổ chức thuộc Hội; hội viên và người làm việc tại Hội; biểu dương các tập thể, cá nhân trong nước và nước ngoài có đóng góp vào sự nghiệp phát triển nền kiến trúc Việt Nam theo quy chế của Hội và quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
10. Quyết định nhũng vấn đề về tài chính, tài sản của Hội theo quy định của pháp luật.
11. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao và được nhận tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
12. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Như vậy, Hội Kiến trúc sư Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội Kiến trúc sư Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?
- Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu nào? Nguyên tắc thương thảo hợp đồng?
- Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
- Đã có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm trong năm 2025 chưa? Khi nào có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm?