Mục đích và yêu cầu đối với việc biệt phái cán bộ cấp huyện là gì? Quy trình thực hiện biệt phái cán bộ cấp huyện thế nào?
Mục đích và yêu cầu đối với việc biệt phái cán bộ cấp huyện là gì?
Tại Điều 28 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 có nêu như sau:
Mục đích, yêu cầu
Việc điều động, biệt phái cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ nhằm phát huy, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ; góp phần khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; bảo đảm sự ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ.
Theo đó thì việc biệt phái cán bộ cấp huyện phải căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ nhằm phát huy, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ.
Đồng thời góp phần khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; bảo đảm sự ổn định và phát triển của đội ngũ cán bộ.
Mục đích và yêu cầu đối với việc biệt phái cán bộ cấp huyện là gì (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định biệt phái cán bộ cấp huyện là của cơ quan nào?
Tại Điều 29 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 có quy định như sau:
Đối tượng, phạm vi và thẩm quyền quyết định
1. Đối tượng: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
2. Phạm vi: Giữa các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
3. Thẩm quyền: Theo phân cấp quản lý cán bộ.
Khi cần thiết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định điều động, biệt phái cán bộ từ nơi khác về đảm nhận các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại các địa phương, cơ quan, đơn vị.
Như vậy thẩm quyền quyết định biệt phái cán bộ cấp huyện sẽ thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ.
Quy trình biệt phái cán bộ cấp huyện thực hiện như thế nào?
Về quy trình biệt phái tại Điều 30 Quy định 80/QĐ-TW năm 2022 có nêu như sau:
Quy trình điều động, biệt phái cán bộ
1. Điều động cán bộ
1.1. Căn cứ quy hoạch cán bộ, yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường, uy tín và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định điều động cán bộ thuộc phạm vi quản lý.
1.2. Quy trình điều động:
Cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chỉ đạo cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ dự kiến điều động.
- Bước 2: (1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. (2) Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
2. Biệt phái cán bộ
2.1. Căn cứ vào yêu cầu công tác, phẩm chất, năng lực, sở trường và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị xem xét việc biệt phái cán bộ thuộc phạm vi quản lý.
2.2. Thời gian biệt phái nhiều nhất là 3 năm; khi hết thời gian biệt phái thì cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi cử cán bộ đi biệt phái đánh giá, nhận xét và xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với cán bộ.
2.3. Quy trình biệt phái:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ biệt phái.
- Bước 2: Gặp cán bộ để trao đổi về chủ trương biệt phái và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể.
- Bước 3: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.4. Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương quy định cụ thể việc biệt phái sĩ quan trong lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ đặc thù theo quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Theo đó việc biệt phái cán bộ cấp huyện sẽ thực hiện theo quy trình 03 bước nêu trên.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cán bộ cấp huyện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?