Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân được phân loại như thế nào? Việc phân loại dựa trên những tiêu chí nào?
Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân được phân loại như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân như sau:
Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
- Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
+ Rủi ro cao.
+ Rủi ro trung bình.
+ Rủi ro thấp.
- Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
- Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này.
Theo đó, mức độ rủi ro mà người nộp thuế là cá nhân được phân loại như sau:
- Rủi ro cao.
- Rủi ro trung bình.
- Rủi ro thấp.
Mức độ rủi ro đối với người nộp thuế là cá nhân được phân loại như thế nào? Việc phân loại dựa trên những tiêu chí nào?
Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?
Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 Thông tư 31/2021/TT-BTC và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 31/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Thời gian thành lập
- Thời gian hoạt động
- Địa chỉ trụ sở đăng ký kinh doanh
- Phương pháp kinh doanh
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh
- Thông tin của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
- Số lần và mức độ vi phạm pháp luật thuế của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
- Tính đầy đủ của thông tin chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo pháp luật
- Tình trạng hoạt động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
- Số lần hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh doanh
- Số lần hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thay đổi địa điểm kinh doanh
- Mức độ tương xứng giữa nhân viên với tính chất, quy mô hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gồm số lượng và độ tuổi nhân viên.
- Quy mô hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo các chỉ tiêu doanh thu, vốn, số lao động…
- Tuổi nợ, số thuế nợ và tình hình chậm nộp thuế
- Số tiền thuế, tiền phí cơ quan thuế phát hiện qua kiểm tra, thanh tra thuế và các tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân khác được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 31/2021/TT-BTC.
Người nộp thuế cần tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro nào?
Theo Điều 4 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc quản lý rủi ro như sau:
- Áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.
- Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục vụ cho mục đích quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
- Việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, định kỳ, theo một hoặc kết hợp các phương pháp quy định tại Thông tư này trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên phân đoạn người nộp thuế, các tiêu chí quy định tại Thông tư này và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế.
- Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, thông tin có trên các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm ra quyết định, cơ quan thuế thực hiện:
+ Quyết định kiểm tra, thanh tra, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp.
+ Xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế dựa trên kết quả phân tích bản chất hành vi, nguyên nhân và quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro.
- Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp ứng dụng quản lý rủi ro gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Thông tư này, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người nộp thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?