Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hiện nay là bao nhiêu? Được ngân sách nhà nước hỗ trợ thế nào?
Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
...
3. Học sinh, sinh viên.
...
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
...
Theo điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
...
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Và điểm a khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
...
5. Đối với học sinh, sinh viên quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
a) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
...
Theo các quy định nêu trên thì học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế và mỗ trợ tối thiểu là 30%.
Phương thức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên là đóng định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng.
Và mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên theo quy định bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng. (khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hiện nay sẽ là:
Phương thức đóng BHYT | Học sinh - sinh viên đóng 70% (đồng) | Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% (đồng) | Tổng mức đóng BHYT (đồng) |
3 tháng | 221,130 | 94,770 | 315,900 |
6 tháng | 442,260 | 189,540 | 631,800 |
9 tháng | 663,390 | 284,310 | 947,700 |
12 tháng | 884,520 | 379,080 | 1,263,600 |
Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
...
5. Đối với học sinh, sinh viên quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
...
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
- Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
- Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
...
Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên như sau:
- Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ.
- Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên.
Thẻ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên có giá trị sử dụng bao lâu?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì thẻ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên có giá trị sử dụng như sau:
(1) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:
- Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
- Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.
(2) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:
- Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
- Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?