Mức đóng BHXH từ tháng 7/2024 của người lao động có tăng khi tăng lương tối thiểu vùng không?
Mức đóng BHXH từ tháng 7/2024 của người lao động có tăng khi tăng lương tối thiểu vùng không?
>> Xem thêm: 2 đối tượng nào được tăng lương hưu từ 1 7 2025?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHXH đối với người lao động (không bao gồm người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) được xác định như sau:
- Bảo hiểm xã hội: 8%
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;
- Bảo hiểm y tế: 1,5%.
Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm năm 2024 (gồm BHXH, BHYT, BHTN) của người lao động là 10.5%.
Hiện nay, công thức tính tiền đóng BHXH của người lao động được xác định như sau:
Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Lưu ý: Quy định trên áp dụng đối với người lao động Việt Nam
Đồng thời, mới đây Chính phủ vừa ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong đó, có đề cập tăng lương tối thiểu vùng của người lao động sẽ tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng, tương đương tăng 6% so với mức lương hiện hưởng.
Do đó, trong năm 2024, mức lương tối thiểu vùng được chia thành 2 mức như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng trước 01/7/2024 | Mức lương tối thiểu tháng từ 01/7/2024 | Mức tăng(đơn vị: đồng/tháng) |
Vùng I | 4.680.000 | 4.960.000 | 280.000 |
Vùng II | 4.160.000 | 4.410.000 | 250.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 3.860.000 | 220.000 |
Vùng IV | 3.250.000 | 3.450.000 | 200.000 |
Đối chiếu quy định nêu trên, khi tăng lương tối thiểu nếu lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động của người lao động đang thấp hơn lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024 thì khi tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024, cần tăng lên cho phù hợp với quy định mới.
Nếu lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động của người lao động đang cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng khi được tăng từ 01/7/2024 thì không bắt buộc phải điều chỉnh lại tăng lương, lúc này người lao động sẽ được tăng lương chế độ tăng lương theo hợp đồng lao động (nếu có).
Do đó, khi tăng lương tối thiểu vùng thì mức lương sẽ thay đổi và sẽ có ảnh hưởng đến mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp mức lương người lao động được tăng lên -> Mức đóng BHXH bắt buộc cũng sẽ tăng theo.
Mức đóng BHXH từ tháng 7/2024 của người lao động có tăng không khi tăng lương tối thiểu không? (Hình từ internet)
Khoản thu nhập không tính đóng BHXH là những khoản nào?
Căn cứ quy định tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có đề cập đến các khoản thu nhập không tính đóng BHXH như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
26. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 30 như sau:
....
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.”.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hiện nay, các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bao gồm:
STT | Khoản thu nhập không tính đóng BHXH |
1 | Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 |
2 | Tiền thưởng sáng kiến |
3 | Tiền ăn giữa ca |
4 | Khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ |
5 | Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động |
6 | Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
7 | Khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động |
Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định nêu trên.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mức đóng bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?