Mức lương của Thủ tướng chính phủ trước và sau khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 là bao nhiêu?
Mức lương của Thủ tướng chính phủ trước khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 là bao nhiêu?
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước (căn cứ khoản 2 Điều 95 Hiến pháp 2013)
Hệ số lương chức danh Thủ tướng Chính phủ là 12.50 (căn cứ theo “Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước” ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11).
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV, cách tính lương Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như sau:
Lương Thủ tướng Chính phủ = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là: 1.800.000 đồng/tháng (Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Vậy, mức lương của Thủ tướng Chính phủ hiện nay là 22.500.000 đồng/tháng (không bao gồm phụ cấp, trợ cấp khác nếu có).
Mức lương của Thủ tướng chính phủ trước và sau khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương của Thủ tướng chính phủ sau khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 là bao nhiêu?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 kể từ ngày 1/7/2024, chính sách tiền lương sẽ được cải cách theo hướng bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ tiền lương mới, theo đó mức lương cơ bản của công chức, viên chức sẽ bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Sẽ xây dựng, ban hành hệ thống 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm tiền lương mới sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, 5 bảng lương mới bao gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ có 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Mặt khác, từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hầng năm cán bộ, công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Có thể thấy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương ngày 1/7/2024, lương cán bộ, công chức, viên chức dự kiến bình quân sẽ tăng khoảng 30% đồng thời mức lương này tiếp tục tăng thêm bình quân 7%/năm.
Do đó, dự kiến từ 01/7/2024 lương Thủ tướng Chính phủ sẽ tăng cao.
Sau ngày 1/7/2024, dự kiến lương Thủ tướng chính phủ sẽ được tính theo công thức sau:
Mức lương = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có).
Trong đó:
- Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương (theo bảng lương mới, cụ thể là bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.)
- Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
- Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
*Lưu ý: Mức lương cụ thể chi tiết Thủ tướng Chính phủ thì còn cần chờ đến khi có bảng lương mới, quy định về chế độ phụ cấp, thưởng (nếu có).
Trình tự bầu Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
Hiện nay, trình tự bầu Thủ tướng được quy định tại Điều 35 Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
- Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Thủ tướng Chính phủ; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, mời Chủ tịch nước tham dự để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
- Chủ tịch nước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Thủ tướng Chính phủ.
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
- Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ.
- Quốc hội thảo luận.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thuý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
- Thủ tướng Chính phủ tuyên thệ.
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tướng Chính phủ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?
- Có phải đăng ký biến động đất đai khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất? Nếu có thì đăng ký biến động đất đai ở đâu?
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?